Le le là loài chim nước thịt bổ dưỡng, có giá trị kinh tế cao. Để có đủ nguồn thịt cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, nhiều người đã bỏ công nghiên cứu, nuôi thử nghiệm cho le le sinh sản nhưng không phải người nào cũng thành công. Anh Sa Lê (người dân tộc Chăm) – ngụ xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, An Giang – là một trong những người nuôi le le cho sinh sản thành công.
* Nuôi le le cho sinh sản
Le le là loài chim nước thịt bổ dưỡng, có giá trị kinh tế cao. Để có đủ nguồn thịt cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, nhiều người đã bỏ công nghiên cứu, nuôi thử nghiệm cho le le sinh sản nhưng không phải người nào cũng thành công. Anh Sa Lê (người dân tộc Chăm) – ngụ xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, An Giang – là một trong những người nuôi le le cho sinh sản thành công.
![]() |
Le le bố mẹ theo sát đàn con mới nở. |
Anh Sa Lê cho biết, nuôi le le thịt không khó, còn nuôi le le cho sinh sản thì không dễ. 3 năm liền anh Sa Lê và anh Du Cóp – người cùng nuôi – dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu đặc tính sinh trưởng của loài chim nước này, bước đầu đã nuôi le le cho sinh sản thành công. Le le là loài chim bơi lội và lặn rất tài tình. Với đặc tính đó, chuồng nuôi le le phải rộng và thoáng, giữa có hồ nước, xung quanh trồng nhiều cỏ dại như sậy, lục bình, lát… để tạo môi trường hoang dã cho le le trú ẩn và đẻ trứng. Đề phòng chuột, mèo phá hoại, anh Sa Lê bao quanh chuồng một lớp hàng rào lưới chắc chắn.
Theo anh Du Cóp, muốn le le đẻ và ấp trứng, trước hết người nuôi phải chọn không gian nuôi yên tĩnh, thoáng đãng, nhiều cỏ dại, nguồn nước sạch và xung quanh có bờ đê cao ráo cho le le nghỉ ngơi. Khi le le trưởng thành, chọn ra từng con trống – mái nhốt riêng. Le le tự làm tổ, nhưng tốt nhất là người nuôi dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô lót sẵn vào thúng, rổ rồi để le le tự hoàn chỉnh theo bản năng. Điều cần lưu ý là, sau khi le le đẻ người nuôi không được sờ tay vào trứng hoặc dời tổ. Le le ấp trứng cũng như vịt. Le le con được le le bố mẹ chăm chút rất kỹ.
Với diện tích chuồng trại khoảng 300m2, năm nào anh Sa Lê cũng thả nuôi trên 500 con (sau khi trừ chi phí còn lời trên 100 triệu đồng). Le le đẻ càng nhiều, lợi nhuận càng cao vì khỏi phải mua con giống. Anh Sa Lê là nông dân đầu tiên ở An Giang nuôi le le thịt và cho le le sinh sản với quy mô lớn. Anh đang làm hồ sơ gởi Chi cục Kiểm lâm An Giang đăng ký trại nuôi le le sinh sản.
Nongdan24g.com-theo THIÊN PHÚC-Lao Động