Đăk Lăk: Trồng ớt chỉ thiên Hàn Quốc cho thu nhập 80 triệu đồng/sào

Đây là mô hình tiêu biểu được nhiều nông dân trên địa bàn huyện CưM’gar lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình, điển hình như gia đình ông Hoàng Trương Phong ở thôn Hiệp Thành, xã Quảng Hiệp.
Ông Hoàng Trương Phong bên vườn ớt mới trồng của gia đình

Năm 2013, ông Phong bắt đầu trồng ớt chỉ thiên Hàn Quốc với diện tích 02 sào. Ông là hộ đầu tiên ở thôn đưa loại cây này vào trồng. Đây là loại ớt có nhiều ưu điểm như: Chịu hạn, dễ trồng, không kén đất, cây sinh trưởng và phát triển nhanh, từ khi trồng đến thu hoạch mất khoảng 03 tháng. Đặc biệt, giống ớt chỉ thiên Hàn Quốc có vỏ dầy, để được lâu, có độ cay cao nên được thị trường ưa chuộng.

Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên vườn ớt của gia đình ông phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh và cho năng suất cao, bình quân mỗi cây ớt cho sản lượng khoảng 02 kg. Theo tính toán của ông Phong, với 02 sào đất trồng ớt, gia đình ông trồng được khoảng 4.000 cây, tổng sản lượng đạt khoảng 08 tấn quả tươi/năm, với giá ớt trên thị trường hiện nay giao động từ 15.000- 20.000 đồng/kg, đặc biệt có những thời điểm giá ớt lên đến 40.000 – 45.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí, gia đình ông có nguồn thu nhập khá.

Ngoài ra, khi cây ớt chưa phân tán, ông Phong có thể trồng xen thêm 01 vụ rau xanh. Mặc dù sản lượng không bằng chuyên canh, nhưng ông vẫn thu được trên dưới 02 tấn rau, với giá giao động khoảng 4.000 đồng/kg mang lại nguồn thu nhập khoảng 08 triệu đồng. Đây là nguồn thu không nhỏ đối với người nông dân, đặc biệt là ở khu vực còn nhiều khó khăn như xã Quảng Hiệp…

Dẫn chúng tôi thăm quan vườn ớt mới trồng, ông Phong cho biết: Mọi năm ông trồng được khoảng 2.000 cây trên 01 sào đất, bình quân năng suất đạt 02 kg quả/cây, với giá thị trường như hiện nay gia đình ông thu nhập khoảng 80 triệu đồng/năm, sau khi đã trừ hết chi phí đầu tư. So với các cây trồng khác thì cây ớt cho năng suất và thu nhập khá cao.

Theo kinh nghiệm của ông Phong, trong quá trình trồng ớt, phải thường xuyên phòng bệnh cho cây ớt, nhất là đối với bệnh thán thư (bệnh đốm trái, nổ trái)… Bên cạnh đó, địa điểm trồng cũng phải thay đổi sau mỗi vụ. Cách làm này góp phần cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, đồng thời giảm và loại trừ đi các loại sâu bệnh gây hại, góp phần tăng năng suất, hiệu quả sản xuất.

Ông Phong cho biết thêm: “Cây ớt nếu trồng ở đất mới thì ít bệnh. Cây ớt thường mắc bệnh thán thư, 01 tuần, hoặc 10 ngày tôi xịt thuốc phòng bệnh cho cây 01 lần. Nếu mắc bệnh này, quả sẽ bị thối. Do đó phải tiến hành phòng bệnh tốt”.

Mô hình trồng ớt chỉ thiên Hàn Quốc không khó và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân ở thôn Hiệp Thành đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích cây hoa màu kém hiệu quả sang trồng loại cây này. Hiện nay, trong thôn có gần 10 hộ trồng giống ớt chỉ thiên Hàn Quốc, với diện tích khoảng 01 ha, trung bình mỗi hộ có diện tích từ 0,5 – 02 sào.

Với ưu điểm dễ trồng, cho hiệu quả kinh tế cao, giống ớt chỉ thiên Hàn Quốc đã và đang mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế của nông dân xã Quảng Hiệp nói riêng và huyện CưM’gar nói chung, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Trung Dũng (Đài truyền thanh huyện CưM’gar/DakLak)
Đăng tải tại Nông dân 24G | Thẻ , , , , | Bình luận về bài viết này

Trồng rau sạch thu 20 triệu đồng mỗi ngày

Với hơn 5.000 m2 nhà lưới trang bị hệ thống tưới tự động, mỗi ngày, cơ sở rau an toàn Song Hành cung cấp cho thị trường khoảng 2 tấn rau sạch các loại, đem về doanh thu 15-20 triệu đồng.

Trước năm 2013, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xuất hiện một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh rau sạch, tuy nhiên, sản lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nắm bắt được thực tế này, chị Nguyễn Thị Hoàn, ở thị xã Quảng Yên quyết định thành lập cơ sở rau an toàn Song Hành nhằm cung cấp nguồn rau sạch cho thị trường, đồng thời, tạo thu nhập cho gia đình.

Vườn su hào xanh mướt. Ảnh: Rau Song Hành.

Sau khi được chính quyền địa phương hỗ trợ cho thuê một ha đất tại xã Tiền An, cộng với phần diện tích đất nông nghiệp thuê lại của các hộ dân trong vùng, chị Hoàn đầu tư mở nhà lưới trồng rau an toàn theo mô hình VietGAP.

Bước đầu, chị bỏ ra gần 8 tỷ đồng để xây dựng 5.300 m2 nhà lưới. Vườn trồng được trang bị hệ thống tưới phun tự động. Quy trình canh tác rau tại đây đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định từ chọn giống, gieo trồng, ươm hạt tới chăm sóc. Các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và bảo quản sau thu hoạch cũng được chú trọng. Với hơn 30 loại rau gồm rau ăn lá; rau củ, quả; rau thủy canh; rau mầm; dưa lưới…, mỗi loại đều được trồng theo lô và đánh số thứ tự để tiện theo dõi, chăm sóc.

Nhờ được trồng và chăm sóc theo quy trình VietGAP, các loại rau cho chất lượng đồng đều, sản lượng cao. Với 5.300 m2 canh tác, mỗi ngày, cơ sở cung cấp cho thị trường khoảng 2 tấn rau an toàn, mang về doanh thu 15-20 triệu đồng, thời vụ cao điểm có thể đạt 30 triệu đồng. Không chỉ được bán tại 8 cửa hàng, đại lý rau an toàn của công ty trên địa bàn, sản phẩm của cơ sở còn mở rộng ra thị trường TP Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả…

Sau thành công bước đầu, cơ sở của chị Hoàn tiếp tục đầu tư hơn 3 tỷ đồng để trồng rau xà lách thủy canh theo công nghệ hiện đại. Theo phương pháp này, rau trồng thủy canh sẽ giảm sâu bệnh, nguồn dinh dưỡng cho cây cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Ngoài ra, do không sử dụng bất kỳ loại phân hóa học nào trong quá trình trồng nên rau thành phẩm luôn đảm bảo an toàn.

Cách trồng rau sạch tại nhà

Ngày nay, nguồn rau xanh bán ngoài thị trường khiến nhiều người ái ngại về vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu. Cho nên, trồng rau sạch tại nhà đang trở thành xu hướng mới của người dân đô thị.

Mô hình trồng rau sạch tại nhà trong khay nhựa

Trồng rau tại nhà không chỉ đơn giản là trồng và thu hoạch mà bạn cũng cần nắm bắt thông tin kỹ thuật. Bởi trong quá trình trồng có rất nhiều điều phát sinh như gieo hạt khó lên, rau bị úng vì tưới không đúng cách, rau bị vàng lá… dễ làm người trồng lúng túng.

Dưới đây là sáu kinh nghiệm trồng rau tại nhà để bạn tham khảo cho kế hoạch trồng rau của mình.

Cần phải ngâm ủ hạt giống trước khi gieo

Ngâm ủ là biện pháp giúp đảm bảo tỷ lệ nảy mầm tốt nhất cho hạt giống. Nên ngâm hạt trong thời gian 6-10 giờ sau đó đem ủ lại trong lớp khăn ướt trong thời gian 1-2 ngày, khi thấy hạt vừa nức vỏ thì mới bắt đầu trồng vào chậu đất.

Chọn đất trồng rau phù hợp vừa sạch vừa an toàn cho sức khỏe

Thật ra việc tận dụng đất sẵn có tại nhà để trồng rau là điều không khả thi. Loại đất này thường đã bị chai cứng, ít dưỡng chất cần thiết cho rau. Mặt khác rau là loài cây có bộ rễ ăn cạn trên lớp mặt từ 5-12 cm, nếu đất không giữ ẩm tốt thì rau rất khó phát triển, cây rau vẫn sẽ lên nhưng bị còi cọc lá nhỏ dần.

Nếu bạn không muốn dùng phân vô cơ như NPK, Lân, DAP, Urê… khi trồng thì nên bổ sung thêm đất dinh dưỡng hay phân trùn quế để giúp cây kịp đà phát triển tốt.

Bổ sung phân trùn quế để tăng dinh dưỡng và độ tơi xốp của đất trồng

Lưu ý dùng phân hóa học (phân vô cơ) khi trồng rau tại nhà

Khi trồng rau tại nhà chúng ta có thể khống chế liều lượng phân hóa học dưới ngưỡng cho phép và thời gian cách ly do mình chủ động nên khi thu hoạch rau vẫn đảm bảo sạch và an toàn. Ngoài ra, phân hóa học như urê, lân, Dap… có giá thành khá rẻ, dễ tìm, lại dễ sử dụng nên có thể pha loãng vào nước sạch tưới cho rau là an tâm.

Lưu ý khi thu hoạch rau trồng

Với các loại rau như mồng tơi, rau muống… ta thu hoạch được nhiều lần nên khi cắt rau cần dùng dao hay kéo bén cắt để không làm dập thân nhánh, cây rau sẽ cho lại nhánh mới. Còn khi trồng các loại cải, thu hoạch bằng cách nhổ cả cây tỉa thưa ăn dần, các cây cải còn lại sẽ nhanh lớn hơn do không bị canh tranh dinh dưỡng.

Phải biết cách thu hoạch rau

Tái sử dụng lại đất trồng rau sau khi thu hoạch

Về lý thuyết là đất trồng rau có thể sử dụng được nhiều lần, tuy nhiên do còn tồn dư một phần rễ rau sót lại dễ ủ mầm bệnh. Nên để tái sử dụng lại đất sau khi thu hoạch nên nhặt hết lá rễ thừa còn phía dưới và đem phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 4-5 ngày cho tiêu diệt mầm bệnh. Sau đó trộn thêm đất dinh dưỡng hay phân trùn quế với tỷ lệ 1:1 rồi đem trồng lại rau mới.

Lưu ý lượng nước tưới rau khi trời quá nắng hay mưa bão kéo dài

Rau trồng tại nhà có nhu cầu nước rất cao, nếu mùa nắng gắt thì phải tưới 2 lần/ngày, trường hợp rau còn nhỏ hay khi vừa mới trồng sang chậu thì cần che bớt ánh nắng gắt lúc giữa trưa để rau không bị héo lá. Vào mùa mưa bão kéo dài, rau rất dễ nhiễm bệnh do nước mưa làm dập lá rau, hay hư thối rễ. Bạn nên che không cho nước mưa rơi trực tiếp xuống chậu rau, có thể phun thêm phân bón lá vitamin và vi lượng tăng đề kháng cho rau trồng.

Sau mỗi đợt nhổ hay cắt rau thu hoạch nên bổ sung phân vô cơ và hữu cơ (phân trùn quế) để rau trồng mau mọc thêm nhánh lá mới.

Trồng vườn rau sạch bằng chậu trồng cây thông minh

Đăng tải tại Nông dân 24G | Thẻ , , , , | Bình luận về bài viết này

6 loại lá thông dụng trị ho hiệu quả không cần dùng thuốc

Thay vì dùng thuốc, các mẹ có thể trị ho với các loại lá cây có trong vườn nhà.

  1. Lá diếp cá
    Rau diếp cá hay còn gọi là giấp cá, cây lá giấp hoặc ngư tinh thảo, có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Ngoài các tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm, rau diếp cá còn là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho rất hiệu quả cho bé.

– Nguyên liệu:

+ Một nắm rau diếp cá

+ Một bát nước vo gạo đặc, mới

– Cách làm

+ Rửa sạch từng lá diếp cá, cho vào cối giã nhuyễn.

+ Cho nước vo gạo đã chuẩn bị và rau diếp cá giã nhuyễn vào nồi đun sôi lên, giảm lửa và tiếp tục đun khoảng 20 phút cho diếp cá nhừ nát rồi bắc ra để nguội và lọc lấy nước cho con uống.

+ Cho bé uống từ 2-3 lần một ngày. Tốt nhất là các mẹ nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ.

– Lưu ý:

+ Trong thời gian bé uống rau diếp cá, các mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đờm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường.

+ Ngoài ra, trong thời gian này các mẹ nên hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn cho dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hoá từ sữa chua.

  1. Lá xuơng sông

Lá xương sông không chỉ được dùng như một loại gia vị làm tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn mà còn là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Ngoài tác dụng chữa đầy bụng, nôn mửa, tan ứ máu đọng, lá xương sông còn có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm ở trẻ.

– Nguyên liệu:

+ 2-3 lá xương sông bánh tẻ

+ 5 thìa nhỏ mật ong

– Cách làm:

+ Rửa sạch lá xương sông, thái nhỏ, cho vào bát cùng với 5 thìa mật ong.

+ Cho bát này vào hấp cách thuỷ rồi lấy nước cốt cho con uống.

+ Ngày uống 2 lần, uống liên tục trong khoảng 5 ngày

  1. Lá hẹ

Hẹ là một vị thuốc lưu truyền trong dân gian. Theo tài liệu cổ, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối; dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, di mộng tinh, đặc biệt dùng lá hẹ để trị ho cho trẻ rất hiệu quả.

– Nguyên liệu:

+ Chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ

+ Lấy một lượng đường phèn vừa đủ.

– Cách làm:

+ Cho lá hẹ và đường phèm vào bát, hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho bé uống.

+ Mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

  1. Lá húng chanh (hoặc Tần dày lá)

Húng chanh còn gọi là rau tần dày lá, rau thơm lông, có vị cay, tính ấm. Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé.

– Nguyên liệu:

+ 15 – 16 lá húng chanh

+ 4 -5 quả quất xanh

+ Đường phèn

– Cách làm:

Ở đây có 2 chế biến để các mẹ lựa chọn.

+ Cách thứ nhất: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.

+ Cách thứ hai: Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

  1. Cải cúc

Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu nhưng cũng lại là vị thuốc chữa ho hiệu quả. Nếu là người lớn ho lâu ngày, chỉ cần dùng thường xuyên món canh cải cúc như: cải cúc nấu thịt nạc, nấu cá thát lát… Nhưng riêng với trẻ em, muốn trị được ho các mẹ cần phải bỏ ra một chút thời gian để chế biến. Cách thực hiện như sau:

– Nguyên liệu:

+ Lá cải cúc

+ Mật ong

– Cách làm:

+ Lá cải cúc rửa sạch, thái nhỏ sau đó thêm một ít mật ong vào và hấp cách thủy trong vòng khoảng 20 phút cho ra nước rồi cho bé uống.

+ Nên cho bé uống khoảng từ 3 – 5 ngày.

  1. Tía tô

Tía tô còn có các tên é tía, tên Hán là tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc, trị ho rất tốt cho trẻ.

– Nguyên liệu:

+ Lá tía tô

+ Hoa khế

+ Hoa đu đủ đực

+ Đường phèn

– Cách làm:

+ Cho tất cả nguyên liệu đã rửa sạch vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy bằng lửa than, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).

+ Hằng ngày cho bé uống khoảng 1/2 thìa cà phê, uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều.

– Lưu ý:

Khi cho bé uống thuốc, bế bé lên sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, trớ, nôn. Khi cho bé uống, dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.
Đây là những bài thuốc dân gian rất hay, nguyên liệu dễ kiếm mà cách chế biến cũng đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý các loại lá chữa ho thường chỉ có công dụng khi bệnh vừa mới phát, vi khuẩn còn “thường trú” vùng hầu họng. Những trường hợp ho, cảm lâu ngày, vi khuẩn đã “di cư” xuống phế quản, phổi (nghe tiếng ho có âm vang, sau cơn ho đau rát, có hoặc không kèm sốt) nên đi khám bệnh để dùng thuốc phù hợp.

Bình Nguyên (Sưu tầm)

Thẻ , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Chuyên canh nhãn Idor thu tiền tỷ mỗi năm

Mô hình trồng nhãn Idor của ông Nguyễn Văn Phúc (SN 1957) ở ấp Vàm Lịch, xã Chánh An, huyện Mang Thít (Vĩnh Long) cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm

14-07-32_ong_phuc_dng_kiem_tr_nhn
Ông Phúc kiểm tra vườn nhãn

Để có được thành công như ngày hôm nay thì cái giá mà ông phải trả cho suốt thời gian theo đuổi nghiên cứu cây nhãn “ngoại” này cũng rất lớn. Ông cho biết mình bắt đầu trồng nhãn Idor vào năm 1985. Giống nhãn Idor chỉ thích hợp trồng ở xứ lạnh nhiệt độ dưới 18 độ C trong khoảng thời gian 800 giờ thì mới ra hoa. Ban đầu với 5 cây trồng xen vào vườn nhãn long, da bò trong thời gian gần 5 năm để nghiên cứu và ông đã thành công trong việc xử lý ra mầm, ra hoa và tạo quả.

Nguyên lý mà ông đưa ra là phải khống chế được việc cây sẽ ra mầm, đọt sau đợt lạnh để cho cây ra hoa đồng loạt. Quá trình đó ông dựa vào hai hóa chất cơ bản là Kali Clorat (KCLO3) và Kali Nitrat (KNO3). Sau khi thành công trong xử lý ra hoa thì ông bắt đầu chú ý đến quá trình phòng chống dịch hại. Hai thiên địch quan trong của cây nhãn này là rầy rùa (thường gây hại trên lá dưa leo) và ruồi đục thân. Rầy rùa ăn đọt và mầm khi lá còn non làm gây chết hoa nên cần phòng tránh thường xuyên. Còn ruồi đục thân, theo ông chúng là loài gây nên bệnh chổi rồng.

Để phòng trị chỉ cần dung thuốc xịt muỗi trộn với Fastac (thuốc trị sâu phổ rộng) và Asen phun đều đặn 7 ngày một lần cho lá trưởng thành thì không phải lo lắng.

Thời gian từ khi xử lý ra hoa đến khi thu hoạch là 6 tháng rưỡi. Về kỹ thuật trồng cây, ông cho rằng khoảng cách giữa các cây 5 x 5m là hợp lý nhất trong thời gian ban đầu và sau đó có thể loại bỏ cây giữa. Nhãn Idor sau khi trồng được 2 năm có khoảng 30% số cây trong vườn đủ trưởng thành để có thể xử lý cho trái. Năm thứ ba thì số lượng có thể đạt 70% và đến năm thứ tư thì toàn khu vườn 100% số cây sẽ cho thu hoạch. Về năng suất, với cây có độ tuổi từ 5 năm trở lên sẽ cho 3 tấn trái trên 1.000m2 .

14-07-32_cy_nhn_17_nm_tuoi_cho_nng_sut_1300_kg
Cây nhãn 17 năm tuổi quả sai trĩu cành

Lợi ích về kinh tế mà cây nhãn Idor mang lại hiện nay là giá nhãn loại I (đường kính trái từ 2,5mm trở lên) được các thương lái đặt mua với giá 42.000 đồng/kg để xuất sang châu Âu và loại II (đường kính trái từ 2,4mm trở xuống) là 22.000 đồng/kg tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Năm 2015, ông xử lý ra hoa 2ha, chất lượng trái loại I đạt 997,4kg/1 tấn trái, cho thu nhập trên 2 tỷ đồng. Với khoảng 4ha, gần 1.200 gốc, cây trưởng thành hiện nay, ông ước tính thu nhập của vườn nhãn còn cao hơn nhiều so với các vụ trước. Bởi xử lý ra hoa né vụ của vườn nhãn sẽ tránh được vụ thu hoạch nhãn bên Thái Lan và các loại cây trái ngoài Bắc như vải thiều nên giá cao hơn…

Hiện tại ông Phúc đã nhân giống xuất  bán cho nhiều nơi và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, xử lý và phòng trừ dịch bệnh cho bà con trồng nhãn. Do đầu những năm 90 thế kỷ trước, giống nhãn này còn lạ, thị trường chưa chấp nhận nên không bán được, nhưng với quyết tâm và tình yêu dành cho cây nhãn Idor ông đã thành công và giúp nhiều bà con thoát nghèo.
nongdan24g.com-MINH ĐẢM/nong nghiep
Đăng tải tại Nông dân 24G | Thẻ , , , , , | Bình luận về bài viết này

Từ đam mê trở thành ‘ông chủ’ sở hữu 20 giống gà cảnh

Sau 3 năm gây dựng, đàn gà cảnh của anh Nguyễn Minh Hùng (SN 1986 ở phường Vạn Phước, TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã lên đến vài trăm con với gần 20 giống khác nhau.

Mỗi cặp gà cảnh anh đang sở hữu có giá lên đến cả chục triệu đồng nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Những ngày đầu gian khó

Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư ngành Thủy sản và đã có một công việc ổn định với mức lương khá ở miền Tây nhưng niềm đam mê với gà cảnh cũng như ước mơ làm giàu đã thôi thúc chàng trai trẻ này từ bỏ tất cả để về quê lập nghiệp.

10-41-55_1
Những con gà cảnh của anh Hùng có giá đến vài triệu đồng mỗi cặp

Gia đình của Hùng kinh tế cũng ở mức bình thường nên khi biết tin con mình bỏ việc để về quê bắt đầu lại từ đầu ai cũng tỏ ra phản đối. Tuy nhiên, với quyết tâm làm giàu, Hùng vẫn bỏ ngoài tai tất cả để chứng minh con đường mình chọn là đúng. Đến bây giờ, sau nhiều năm miệt mài học hỏi cùng những va vấp trên chặng đường lập nghiệp, thành quả mà Hùng có được đã phần nào chứng minh được rằng quyết định của anh không hề sai lầm.

Khi chúng tôi hỏi vì sao anh lại chọn nuôi gà cảnh làm hướng đi cho mình, Hùng bảo, hiện nuôi gà lấy thịt, lấy trứng thì người ta nuôi nhiều rồi nên mình không thể làm theo được. Càng ngày xã hội càng phát triển thì nhu cầu về thỏa mãn sở thích ngày càng tăng lên. Thay vì phải bán cả vài chục con gà thịt mới thu được chục triệu thì với gà cảnh chỉ cần bán vài ba con là có thể đạt được số tiền đó. Bên cạnh đó, số lượng nuôi ít cũng đỡ tốn công chăm sóc hơn…

Nhớ lại những ngày đầu, Hùng kể: “Những con gà tôi mua ban đầu vì không biết kỹ thuật chăm sóc nên cứ chết dần chết mòn. Trong khi đó, gà cảnh thì rất đắt, cả vài triệu một con nên nhìn thấy chúng chết đi mình xót lắm chứ nhưng không biết làm sao để cứu được”.

“Gà cảnh này đâu phải dễ mua được, phải đặt hàng từ nơi khác đến mới có. Không có thời gian, tiền bạc làm chi phí đi lại nên tôi chỉ đặt hàng qua mạng rồi người bán gửi về. Mình không trực tiếp đến tận nơi kiểm tra xem con gà đó có khỏe mạnh hay không nên có khi mới mua về được vài ngày là bệnh chết. Đó là chưa kể đến chuyện người ta lừa mình, lúc gửi hình thì gà khác mà gà chuyển về thì lại khác. Coi như mất tiền mà không biết phải bắt đền ai”, Hùng kể tiếp.

Giá cao nhưng không đủ bán

Gà cứ chết, Hùng lại cứ mua, sau mấy tháng đầu tiên số vốn mà anh bỏ ra cũng cả trăm triệu đồng nhưng đều đổ sông, đổ bể. Nhưng những khó khăn đó cũng không làm cho chàng trai trẻ nản lòng. Rút kinh nghiệm từ những lần trước, về sau anh cẩn thận hơn trong việc chọn giống cũng như tự tìm tòi, học hỏi cách chữa trị bệnh cho gà. Nguồn vốn trong tay đã cạn kiệt, Hùng quyết định vay mượn tiền khắp nơi để làm lại từ đầu.

10-41-55_2
Giống gà cảnh quý trong trại gà của anh Hùng

Để tiết kiệm tối đa mức chi phí, lúc đầu Hùng tự mình làm tất cả mọi việc từ thiết kế xây dựng chuồng trại cho tới chế biến thức ăn cho gà. Trải qua 3 năm vừa gây dựng, vừa tìm tòi học hỏi các kiến thức về gà cảnh, từ 10 con gà ban đầu, trong tay Hùng đã có đến cả vài trăm con gà với gần 20 giống khác nhau với đủ các lứa tuổi. Có nhiều loại giống quý hiếm như gà mặt quỷ, gà khổng lồ, gà vảy cá, gà lông xù, gà Ba Lan, gà Tây Ban Nha mặt trắng….

Theo lời của Hùng, nói về gà cảnh thì số lượng giống gà của anh cũng có thể xếp vào loại “tốp ten” của cả nước. Đa số đây là những giống quý và khó mua nên giá của chúng có thể lên đến 5 – 7 triệu đồng mỗi cặp. Nếu những con đẹp thì có thể lên đến cả chục triệu đồng mỗi con. Hiện tại, gà cảnh của anh chủ yếu được bán ra các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội hay những đại gia chơi gà cảnh ở Phú Yên, Bình Định, Đăk Lăk, TT – Huế, Quảng Bình…

“Tùy từng người mà họ mua gà ở nhiều độ tuổi khác nhau. Thế nên có lúc nhiều khách hàng mua gà ở cùng một độ tuổi nên không có bán. Chỉ trong đợt tết vừa rồi tôi bán một đợt được hơn 60 triệu đồng. Khách hàng còn gọi điện tới hỏi mua nữa nhưng không có để bán. Bởi hiện nay tôi vẫn chưa thỏa mãn với những gì mình đang có. Sắp tới tôi sẽ mở thêm một trại gà để phát triển đàn gà của mình với số lượng nhiều hơn nữa. Như thế mới có thể đáp ứng được hết nhu cầu của khách”, Hùng cho biết.

Gà cảnh đa số nhập từ nước ngoài về nhưng cũng rất dễ chăm sóc. Thức ăn của chúng cũng giống như những loại gà bình thường đang nuôi ở trong nước. Tuy nhiên, để có một một con gà đẹp để phù hợp với mục đích giải trí thì cần phải có sự đầu tư chăm sóc hơn. Đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, thức ăn đủ chất dinh dưỡng để gà khỏe mạnh và có bộ lông đẹp.

Hùng tâm sự thêm: “Số lượng gà nhiều nên một ngày tôi phải mất rất nhiều thời gian để kiểm tra sức khỏe từng con. Con nào đâu yếu thì phải chuyển sang một khu bệnh riêng để điều trị. Không dám nói là bệnh gì cũng biết nhưng những chứng bệnh thường gặp trên đàn gà của tôi thì tôi đều có thể chữa trị. Giờ đây kho thuốc chữa bệnh cho đàn gà của tôi có khi còn nhiều hơn cả ở các tiệm thuốc thú y đó chứ”.

Một số hình ảnh về các giống gà cảnh quý trong trại gà của anh Hùng:

10-41-55_3

10-41-55_4

10-41-55_5

10-41-55_6

10-41-55_7

“Vì mình xác định kinh doanh lâu dài nên phải giữ được chữ tín. Khách đặt hàng con gà nào thì mình phải quay clip để gửi qua cho họ xem họ có đồng ý không. Nếu khách đồng ý mua thì mình tách riêng con gà đó ra để theo dõi tình hình sức khỏe khoảng 2 ngày. Nếu gà khỏe mạnh thì mới gửi cho khách. Nếu lỡ gà chết trên đường vận chuyển thì mình phải chịu trách nhiệm và đền lại cho họ con khác. Có như thế họ mới tin tưởng và lần sau còn mua gà của mình nữa chứ”, Hùng nói.
nongdan24g.com-Le Khanh/NNVN
Đăng tải tại Nông dân 24G | Thẻ , , , | Bình luận về bài viết này

HỘI CHỢ – TRIỂN LÃM GIỐNG NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN V, NĂM 2017

Hội chợ – Triển lãm Giống nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh lần V, năm 2017 được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tổ chức, thời gian sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 22 đến 26 tháng 6 năm 2017, địa điểm tại Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh. Số 2374, Quốc lộ 1, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
                Hội chợ – Triển lãm Giống nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh lần V, năm 2017 được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tổ chức, thời gian sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 22 đến 26 tháng 6 năm 2017, địa điểm tại Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh. Số 2374, Quốc lộ 1, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục đích, ý nghĩa của Hội chợ lần này, nhằm giới thiệu, quảng bá những giống cây, giống con chất lượng cao, các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp đô thị của thành phố; Tạo cầu nối hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần nâng cao vai trò của thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đi đầu về sản xuất, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao cho các tỉnh, thành; Tạo điều kiện cho nông dân, trang trại, doanh nghiệp sản xuất giống trên địa bàn Thành phố có cơ hội tham gia khảo sát, học tập, tìm hiểu quy trình canh tác, các giống mới cho năng suất chất lượng cao để đưa vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực ngoại thành ứng dụng các giống mới, qua đó tìm kiếm đối tác hợp tác, kinh doanh giữa các tỉnh, thành phố lân cận.

Hội chợ được tổ chức với quy mô 350 gian hàng bao gồm các khu vực: Khu trưng bày thành tựu về giống các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu, các đơn vị nước ngoài; Khu giống hoa, cây kiểng; Khu giống rau, phôi nấm; khu giống thủy sản (cá cảnh, cá thịt, tôm,…); khu giống chăn nuôi (giống gia súc, giống gia cầm); Khu máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ ngành giống và sản xuất nông nghiệp; khu thực phẩm chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh Hội chợ – Triển lãm Giống nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh lần V, năm 2017, ngoài triển lãm, trưng bày còn tổ chức các hoạt động: hội nghị “Xúc tiến và đầu tư và chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp”; Tọa đàm “Bảo hộ giống cây trồng theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam”; Hội thi hoa lan; Bonsai.

Hội Nông dân thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia và đến tham quan góp phần Hội chợ thành công tốt đẹp./.

Đăng tải tại Cà phê | Thẻ , , , | Bình luận về bài viết này

Ngỡ ngàng mô hình trồng chuối Xiêm kiếm tiền tỷ

Gia đình anh Vương Văn Thi ở xã Hùng Cường, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên là hộ nông dân chuyên trồng chuối. Do chủ động liên kết được với thương lái mua gom chuối ở tỉnh Thái Nguyên, anh Thi luôn có lợi nhuận cao.
Tập kết chuối bán cho thương lái

Thời điểm này gia đình anh vừa thu hoạch xong 20ha chuối tây, sản lượng quả ước đạt 650 tấn, giá trị trên 5 tỷ đồng, sau khi trừ mọi chi phí vật tư và thuê mượn công lao động, anh Thi vẫn còn được lãi hơn 3,5 tỷ đồng cho 18 tháng từ trồng đến thu hoạch, tương đương lợi nhuận đạt trên 2 tỷ đồng/năm.

Ngoài thu hoạch sản phẩm chính là quả chuối tây, gia đình anh Thi còn được thu các sản phẩm phụ như hoa chuối dùng làm rau gia vị cho các nhà hàng, lá chuối bán cho các chủ hộ chế biến giò, chả, nem chua để bao gói sản phẩm, thân cây dùng cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, chuối con tách chồi từ cây mẹ có thể sử dụng làm giống trồng cho vụ kế tiếp, giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu.

Bên cạnh đó, ở thời vụ mới xuống giống, vườn chuối còn chưa khép tán, có thể xen canh thêm 1 – 2 vụ đậu tương, vừa gia tăng thu nhập, vừa tác dụng bồi dục đất, giữ ẩm vườn, giảm thiểu cỏ dại phát sinh gây hại… Các khoản thu phụ này, có thể đủ chi phí vật tư phân bón cho cây chuối trồng trong năm đầu.

Anh Thi cho biết, để có nhiều diện tích canh tác chuối, gia đình anh đã thuê hoặc nhượng lại ruộng canh tác của một số hộ nông dân trong làng với giá 500 nghìn đến 1 triệu đồng/năm. Đồng thời, chọn giống chuối tây Thái Lan để trồng, cây sinh trưởng khoẻ, khả năng chống đổ ngã khá, quả to, năng suất cao, ít bị nhiễm virus vàng lá Panama.

Biết gia đình anh Thi sản xuất đạt hiệu quả cao, một số hộ nông dân trong xã cũng tích tụ đất canh tác, học hỏi kỹ thuật và liên kết cùng anh chuyển đổi diện tích các cây trồng hiệu quả kinh tế thấp, sang trồng chuối tây. Đến nay, diện tích trồng chuối của địa phương này đã đạt trên 170ha, tăng gần 100ha so với cùng kỳ năm 2013 và trở thành một trong số ít vùng trồng chuối tây trù phú của Hưng Yên.

Bà Phạm Thị Tịnh, chủ hộ nông dân cùng xã đã so sánh, ở vùng đất bãi không chủ động tưới tiêu này, trồng 1 sào đỗ, lạc hoặc cây màu nào đó cũng chỉ được lãi dưới 2 triệu đồng mỗi năm, không bằng nửa tháng đi làm dịch vụ thương mại hoặc lao động phổ thông… Vì vậy bà cùng một số hộ nông dân khác thâm canh cây trồng không được hiệu quả cao, đã cho thuê lại ruộng khoán để mở mang ngành nghề mới có thu nhập cao hơn, lại không phải lo sâu bệnh, hạn hán, úng ngập và tiêu thụ nông sản…

Sau khi tham quan mô hình trồng chuối tây Thái Lan hiệu quả của các hộ nông dân xã Hùng Cường, TS Trần Ngọc Hùng, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Nghiên cứu rau quả lưu ý: “Bản chất giống chuối tây Thái Lan ở đây là giống chuối Xiêm, đã trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam từ lâu. Khi di thực ra các tỉnh miền Bắc, chuối Xiêm đã thể hiện được khả năng thích ứng cao với đặc điểm sinh thái trong vùng và phát huy được nhiều đặc tính ưu tú như đã nêu trên.

Tuy nhiên, khi tách chồi chuối con từ vườn cây mẹ thương phẩm để làm giống, nhà vườn cần tuân thủ triệt để các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh chính như, bón cân đối đạm, lân, kali. Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục cho chăm bón. Khử trùng dụng cụ bằng nước vôi trong sau mỗi lần đào tách cây con, hoặc gọt bỏ rễ thân ngầm trên cây giống.

Chỉ sử dụng cây giống tách chồi trồng cho 1 – 2 thời vụ, sau đó trồng bằng cây giống nuôi cấy mô, để tránh rủi ro dịch bệnh nguy hiểm. Để canh tác chuối bền vững, cần luân canh chuối với cây ngô hoặc cây trồng khác, chu kỳ luân canh từ 3 – 5 năm”.

Theo anh Thi, sở dĩ gia đình anh chỉ mở rộng diện tích trồng chuối tây, vì diện tích chuối tây của địa phương và các tỉnh khác còn khá nhỏ, đồng thời sản lượng quả cho thu hoạch chủ yếu trong mùa hè, rất hợp với thị hiếu người tiêu dùng miền Bắc. Trong mùa hè, quả chuối tây bảo quản tự nhiên cũng được dài ngày hơn chuối tiêu, nên bán được giá cao gấp 3 – 4 lần chuối tiêu.
nongdan24g.com-NNVN
Đăng tải tại Giao thương | Thẻ , , , , | Bình luận về bài viết này

Kinh nghiệm trồng rau nhút

Trồng rau nhút khá đơn giản, không cần chăm sóc, không phân thuốc, cây phát triển mạnh mẽ trong mùa nước, là loại rau dễ ăn nhiều lợi ích chữa được một số bệnh.

Rau nhút thả quanh năm trên các mặt ao hồ. Nhưng ở những nơi ruộng nước hoặc bãi bồi dọc hai bên bờ sông phải đợi đến mùa nước nổi mới bắt đầu thả. Còn trong mùa khô hạn, bà con tận dụng ao hồ có sẵn hoặc trên ruộng lúa có bờ bao giữ nước để thả.

Nhờ hệ thống rễ chùm đặc biệt phát triển, cây rau rút có thể hút các chất vô cơ và hữu cơ hòa tan trong nước. Tuy nhiên nếu trồng rau ở khu vực ao hồ có nguồn nước ô nhiễm, dễ gây tích tụ kim loại nặng. Các chất này có trong nước thải chưa được xử lý triệt để. Chúng có thể làm rau rút bị vàng lá, thối phao, thân nhũn, rễ có màu đen, ngọn teo lại, và lá không mở ra được dẫn tới gây chết hàng loạt các bè rau.

Vì vậy khi nuôi thả rau rút, bà con cần chú ý bảo đảm nguồn nước sạch và không bị ô nhiễm. Như vậy cây rau có thể sinh trưởng phát triển mạnh và cho năng suất cao nhất.

Khi bà con cấy rau rút trên ruộng trũng cải tạo, mực nước trong ruộng cần đảm bảo từ 30- 50cm. Nếu nước trong ruộng bị khô thì rau rút sẽ kém phát triển. Đối với các ao hồ, cần có độ sâu khoảng 1-2m, nước sạch, cấp thoát nước thuận tiện. Như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước mát mẻ trong giai đoạn mùa nóng, tránh làm cây bị héo phao. Từ đó, cây sẽ phát triển xanh tốt hơn.

Thời vụ :

Cây rau rút ưa khí hậu nóng, không chịu được mùa đông lạnh. Vì thế việc trồng hay để giống qua mùa đông thường gặp khó khăn. Ở miền Bắc, thời vụ trồng rau rút có thể kéo dài từ tháng 3 – tháng 9 âm lịch. Chính vụ thường vào thời điểm tháng 5 khi thời tiết ấm áp.

Trong cả thời vụ trồng rau rút trong năm, cứ 3 tháng bà con cần tiến hành trồng mới diện tích rau trong ao. Như vậy sẽ giữ được mật độ rau không quá dày, giúp rau rút có diện tích phù hợp để bò lan. Như thế cây rau sẽ to khỏe và xanh non hơn.

Cách trồng rau nhút khá đơn giản. Đa phần người trồng đều lợi dụng mặt nước có độ sâu từ 3 – 5 cm. Trồng rau rút, phải trồng thành nhiều khóm. Mỗi khóm nên chỉ trồng 2 ngọn. Mật độ : Khóm cách khóm : 2.5m. Trước hết người ta chọn những gốc rau khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, mỗi đoạn dài chừng 3 – 4 cm buộc đều khoảng vào những cây trúc hoặc sậy để giữ không cho trôi mất. Sau 30 ngày, rau sẽ phát triển, bò lan khắp mặt nước.

Ngoài ra, bà con nên thả thêm bèo tấm vào ao rau rút. Bởi vì tau rút là loại cây thảo nổi ngang mặt nước nhờ lớp phao xốp màu trắng. Khi vào mùa mưa, thân rau rút thường bị nặng, dễ bị chìm. Bèo ở trong ao sẽ giúp nâng thân, phao rau rút lên. Bên cạnh việc thả bèo tấm trong ao rau rút không chỉ giúp giữ thân rau ổn định trên mặt nước, bèo còn có tác dụng che phủ, làm trong và mát nước ao. Từ đó tạo điều kiện mát mẻ để rau rút sinh trưởng trong mùa nắng nóng. Những ngày thời tiết quá nóng, bà con chú ý dùng loại bèo này che phủ cho thân rau rút để tránh lớp phao quanh thân cây rau bị khô.

Chăm sóc :

Bón phân : Bà con có thể sử dụng phân đạm, phân lân hòa tan với nước để tưới cho khóm rau. Như vậy rau sẽ hấp thụ dinh dưỡng nhanh hơn và tiết kiệm lượng phân hơn khi bón trực tiếp xuống ao ruộng.

Khối lượng : Lúc mới trồng 3kg đạm+2kg lân/ 1 sào Bắc Bộ.  Rồi tăng dần lên theo độ lớn của rau. Trong quá trình chăm sóc thì bón phân thành chu kỳ của nó, cứ 3 ngày bón tưới 1 lần.

Ngoài ra bà con có thể kết hợp dùng phân bón qua lá để phun cho cây sau mỗi đợt thu hoạch. Như vậy sẽ giúp cây lấy lại sức và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mau ra ngọn nonBà con chú ý không nên phun vào thời điểm gần với ngày thu hoạch để tránh lãng phí dinh dưỡng do cây chưa kịp hấp thu.

Ghìm rau rút: Cứ 3 ngày, bà con nên dùng sào đi ghìm rau rút xuống nước \ 1 lần. Ông Tấn cho biết, làm thế này để dìm các phao của rau rút xuống nước để tránh phao bị nắng nóng làm héo. Bởi nếu phao rau bị héo, rau sẽ không tươi ngon và sinh trưởng phát triển chậm. Còn khi phao ngập nước, rau sẽ mọc nhanh và vươn dài hơn Đồng thời trong quá trình ghìm rau, bà con cũng phải kiểm tra lượng bèo trong ao để kịp thời điều tiết lượng bèo, tránh để bèo quá dầy ảnh hưởng tới rau rút.

Phòng trừ các đối tượng gây hại :

Rau rút hầu như không có sâu bệnh, không phải phun thuốc bảo vệ thực vật.  Tuy nhiên khi trồng rau rút, bà con cần chú ý diệt sạch ốc bươu vàng. Đây là đối tượng gây hại rất lớn cho rau rút. Để khắc phục hiện tượng ốc biêu và cá tạp ăn hại rau rút, bên dưới những bè rau, ông Tấn thả cá trắm đen và cá trê lai. Cá trắm đen để diệt ốc biêu vàng, còn cá trê lai sẽ ăn cá tạp trong đầm.

Thu hoạch :

Sau khi trồng từ 10-15 ngày bà con có thể tiến hành thu hoạch rau. Mỗi lần thu hoạch cách nhau từ 7-10 ngày. Nếu được chăm sóc tốt cây rau rút có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 6-7 tháng.

 

 

 

 

Đăng tải tại Nông dân 24G | Thẻ , , , , | Bình luận về bài viết này

Kỹ thuật trồng và chăm sóc sen lấy củ

Phần trình bày dưới đây chỉ mang tính gợi ý, kỹ thuật canh tác sen phụ vào yếu tố giống, điều kiện đất và thời tiết để mỗi nông trại có kỹ thuật canh tác phù hợp.

Có hằng trăm giống sen được trồng theo mục đích lấy củ, lấy hạt hoặc lấy hoa. Có giống có 2 hoặc cả 3 đặc tính trên nhưng được xếp loại theo đặc tính có ưu thế nhất. Giống cho củ có rất ít hoa, thường là hoa trắng, giống cho hoa hạt rất ít, không cho củ. Nhiều giống sen cho củ nhiệt đới không cho củ nếu không có thời kỳ lạnh kéo  dài giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng để sinh tồn.
Giống cho củ thường phần rễ có 3-4 đoạn kéo dài giống khoanh xúc xích để các chất dinh dưỡng tích lũy khi điều kiện phù hợp.

Trồng sen

1. Nhân giống – Nhân giống vô tính từ củ

Đây là phương pháp thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng nhất nhằm giữ được các đặc tính của cây giống ban đầu. Nguồn củ giống được lấy từ vụ trước hoặc những hồ sen chuyên sản xuất giống. Củ giống có ít nhất 2 lóng, cắt ngang đoạn cuối vùi vào đất ẩm sâu 5cm tạo góc nghiêng 15oCủ sen càng lớn càng cho cây mạnh.
Điều cần lưu ý là củ sen có tính miên trạng nên không thể trồng ngay sau vừa thu hoạch. Phải mất ít nhất 3 tháng củ mới có thể nẫy mầm, nếu trồng ngay phải xử lý bằng nước nóng.
Tại Đồng Tháp, phần lớn sen trồng bằng cách tách ngó từ bụi sen đem cấy với mật độ hàng cách hàng 2,5-3m, cây cách cây 2-2,5 m, kỹ thuật này cho phép bắt đầu thu hoạch gương sau 4 tháng.

2. Chuẩn bị đất

Thiết kế hồ rất quan trọng trong sản xuất sen vì khi đã thiết kế rất khó thay đổi. Vì vậy cần quan tâm đến thiết để thuận tiện cho sản xuất, thuận tiện cho việc bơm và giữ nước. Hồ sâu thích hợp ở đất có địa hình cao, nếu địa hình thấp cần có bờ bao giữ nước.
Đáy hồ cần được bằng phẳng, có lớp sét giữ nước. Tuy nhiên nhiên nếu sét quá nặng sẽ khó thu hoạch củ sen sau này. Lớp đất mặt tơi xốp rất cần thiết và độ dầy của nó tùy thuộc vào loại giống. Có thể tiến hành bón vôi, nhất là đối với đất phèn.

3. Các nhu cầu về môi trường của cây sen

Đất

Đất có tác dụng giúp rễ cây bám vào và phát triển, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, ỗn định pH. Để thuận tiên cho cây sen phát triển và thu hoạch, nhất là theo hướng củ, đất cần có một số đặc tính nhất định như hơi không ngấm nước để củ sen có màu trắng kem.
Cấu trúc lớp đất mặt phải mịn để tránh củ bị trầy xướt. Trong môi trường nước, khi đánh bùn, tác động của trọng lực, những hạt đất có kích thước to mằm dưới, hạt nhỏ nằm trên góp phần làm củ không bị biến dạng. Đất thịt pha sét phù hợp cho củ sen nhất.
Đất không thích hợp cho sen bao gồm đất sét nặng rất khó cho rễ phát triển và thu hoạch củ. Tương tự đất cát cũng làm thu hoạch khó khăn do bản chất di động và trọng lượng cao của cát, nó không mang nhiều chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng củ (Liu, 1994).
Đất chứa chất hữu cơ từ nguồn không xác định cũng không phù hợp. Chúng có thể chức tannins làm nước bị mặn, hay chứa các chất rắn có thể làm tổn thương củ. Hơn nữa các hạt chất hữu cơ có thể lớn hơn hạt đất. Chất hữu cơ phù hợp phải là phân chuồng ũ với các chất độn có tỷ lệ N/C cao đã hoai mục, nó giúp cho đất giữ được các chất dinh dưỡng, cấu trúc đất tơi xốp và gíup đất ngấm nước nhẹ. Các nghiên cứu cho thấy kích thước hạt và tính thấm có ảnh hưởng đến phẩm chất củ (Nguyen & Hick, 1998).
Chất hữu cơ phải bón khi đất khô, tốt nhất là trước khi trồng. Nếu củ giống đã hết miên trạng thì chất hữu cơ tốt nhất là bón trên mặt hơn là trộn trong đất. Nếu củ sen chưa hết miên trạng thì nhiệt độ cao của chất hữu cơ sẽ kích thích sen nảy mầm.
Chở đất tốt từ nơi khác đến được thực hiện rất tốn kém, tuy nhiên sẽ thích hợp cho canh tác sen trong lâu dài.

Thời tiết

Cây sen cần nhiệt độ ấm của vùng nhiệt đới, bình quân là 25 oC. Sen không tăng trưởng ở vùng bị sương giá do nó rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên củ sen có đặc tính miên trạng qua đông nhằm gíup sen tồn tại.
Do đó thời vụ trồng sen cần bố trí trong mùa nắng, lúc ngày dài. Việc phân hóa củ bị kích thích khi gặp ánh sáng giảm và nhiệt độ thấpTại Đồng Tháp, sen đuợc trồng vào 2 thời vụ chính
– Vụ Đông xuân: trồng vào tháng 12 đến tháng 1 dương lịch
– Vụ Hè thu: trồng vào tháng 5 đến tháng 6 dương lịch. Đây là mùa tốt để sen phát triển.

Chất lượng nước

Chất lượng nước rất quan trọng để sen tăng trưởng tốt. Nhiệt độ nước thích hợp và nước phải trong. Nước cũng là yếu tố giới hạn ở các vùng ven biển của nhiều nước. Ngay cả nước có mưa biến đổi theo mùa. Vùng phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước bơm và đất không thích hợp bị ngập như đất mặn hay đất bạc màu.
pH đất biến động không lớn ở các nước trồng sen châu Á, sen có thể thích nghi tốt với biến động của pH đất. pH thích hợp nhất là 6-6,5.
Độ sâu thích hợp nhất là 20cm, khi mới gieo chỉ cần 5 cm. Thay đổi độ sâu sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ nước. Độ sâu càng tăng, tính giữ nhiệt càng kéo dài. Việc tăng độ sâu của nước sẽ giúp không chế bệnh thối củ do Nấm Fusarium oxysporum  pv nelumbicola do nấm này cần oxygen. Nước sâu quá sẽ ảnh hưởng đến phát triển bộ rễ vì việc vận chuyển không khí từ lá qua hệ thống vận chuyển khí gặp trở ngại (Honda, 1987). Việc hình thành củ cũng bị kích thích khi thiếu nước. Cây không bị thiếu nước sẽ không có dấu hiệu hình thành củ và tiếp tục giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng. Do đó nông dân cần tạo sự thiếu nước để kích thích hình thành củ, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường.
Cây sen có thể chịu được nồng độ muối nhất định. Những khảo nghiệm bước đầu cho thấy thành phần natri trong muối bị thay thế bởi ion kali ở nồng độ thấp, mở triển vọng trồng sen ở những nơi bị nhiễm mặn. Nồng độ muối được thể hiện qua độ dẫn điện EC, cây sen chịu được EC 2,8-3,1 mS cm. Lá non bắt đầu bị vàng khi EC 3,2-3,5 mS cm, tăng trưởng ngừng lại

4. Kỹ thuật canh tác

Đặt hom

Đặt hom củ khi nhiệt độ nóng ấm, hom được đạt theo hàng, hàng cách hàng 2-3m, cây cách cây 1,2-3m, khoảng cách này thay đổi theo giống và điều kiện canh tác. Cây cách bờ hồ 1-2 m.
Lượng hom giống cần thiết phụ thuộc vào khoảng cách trồng. Với mật độ 1,2 x 2m ước lượng cần 4000 hom (Honda, 1987). Trái lại, những nông dân mới cần mua hom giống hoặc dành riêng một diện tích đất để nhân giống liên tiếp trong 2 vụ. Việc du nhập hom giống rất tốn kém do phải qua khâu kiểm dịch, khảo nghiệm tính thích nghi trước khi phóng thích.

Dinh dưỡng và biểu hiện thiếu dinh dưỡng

Bón phân phải dựa trên phân tích đất, lá sen ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Lượng dinh dưỡng bị ảnh hưởng bởi loại đất và các biện pháp canh tác trước đó. Phân tích đất sẽ phát hiện các dưỡng chất bị thiếu, dư thừa, pH và các chỉ dẫn cần thiết. Nông dân đối chiếu giữa kết quả phân tích đất và lá , quan sát màu sắc lá để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp.
Lượng phân bón phải căn cứ vào thành phần các chất dễ tiêu trong đất, khả năng độn và khả năng trao đổi cation CEC. Đất có CEC cao sẽ giữ các cation trong đất cao, cho phép cung cấp các chất dinh dưỡng đều đặc cho cây. CEC thấp sẽ không có khả năng kềm giữ chất dinh dưỡng do phần lớn chúng nằm trong do đó đất, khi bón phân cần cẩn thận vì dễ gây ngộ độ.

 * Bón phân 

Phân bón được chia 4-5 lần:

  • Lần đầu bón lót ¼ lượng phân đạm và kali, ½ lượng phân lân và các loại phân trung vi lượng. Nên dùng máy xới vùi phân vào trong đất sau khi rút nước ra, nếu diện tích nhỏ cào bằng tran.
  • Bón thúc lần thứ nhất 2 tháng sau khi cấy, ¼ lượng đạm và kali
  • Bón thúc lần thứ hai 3,5 tháng sau khi cấy, ¼ lượng kali, toàn bộ phân đạm, lân và các loại phân trung vi lượng khác.
  • Bón thúc lần thứ ba ¼ lượng kali còn lại. Vào giai đoạn này cây phát triển củ nên rất cần kali, ít cần phân đạm.

Triệu chứng thiếu dinh dưỡng

  • Thiếu đạm: sen có nhu cầu đạm rất lớn vào giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng. Triệu chứng thiếu đạm xuất hiện trên lá già, phiến lá chuyển sang màu vàng do đạm từ lá già chuyển sang nuôi đỉnh sinh trưởng. Sau đó lá khô nhanh chóng. Thiếu đạm trầm trọng sẽ làm cây lùn lại. Tuy nhiên bón nhiều phân đạm, đặc biệt lúc hình thành củ sẽ kích thích phát triển thân ngầm hơn là củ. Ngộ độc phân đạm phiến lá bị cháy tạo vết hình tròn ở giữa 2 gân lá, nơi trao đổi khí xãy ra.
  • Thiếu lân: sen rất nhạy cãm với phân lân. Thiếu lân lá có biểu hiện màu xanh đậm có những vệt tím (anthocyanosis) trên lá non. Khi thiếu trầm trọng lá sẽ chuyển sang màu tím hòan toàn, gân lá chuyển sang màu xám đen và khô, cây tăng trưởng rất chậm. Thừa lân lá non bị biến dạng, không bung ra được.
  • Thiếu kali: sen có nhu cầu kali rất lớn vào giai đoạn trổ hoa và hình thành củ. Biểu hiện đầu tiên trên là những vệt vàng chạy dọc theo gân lá già. Vệt vàng ngày càng lan rộng sau đó chuyển sang màu nâu.
  • Thiếu ma-nhê (mg): triệu chứng xuất hiện trên lá già, có những đốm vàng giữa 2 gân lá, do Mg di chuyển sang đỉnh sinh trưởng. Thiếu trầm trọng vệt vàng sẽ lan rộng ra cả phiến lá
  • Thiếu calci: thiếu calci có triệu chứng tương tự như thiếu ma-nhê, những đốm vàng xuất hiện trên lá già, sau đó chuyển sang màu Cam. Có khác là lá dòn dễ vỡ

Quản lý dịch hại

Thật khó đưa ra một khuyến cáo về chế độ phun nông dược hoặc  hoàn toàn không sử dụng thuốc đối với cây sen trong một giai đoạn nhất định. Hơn nữa có một số loại thuốc gốc dầu lại độc đối với cây. Chỉ khuyến cáo nông dân quan tâm đến sâu xanh và rệp chích hút. Tốt nhất là nông dân nên xịt thử thuốc ở các nồng độ khác nhau để xem ảnh hưởng của nó đối với sâu hại và sen. Định hướng phần trừ dịch hại đối với cây sen là xác định ngưởng kinh tế để tránh gây thất thu trong từng thời kỳ, cần cân nhắc trong việc phun một loại thuốc đăïc hiệu khi dịch hại xuất hiện sớm. Trong đó không bỏ qua việc sử dụng bẩy dính thu hút rệp chích hút và bẩy chua ngọt hoặc pheromone thu hút bướm sâu xanh.
Việc thả nuôi cá trên các ruộng sen cũng góp phần hạn chế phát triển của một số sâu hại. Tuy nhiên ảnh hưởng của phân bón đối với cá và chất lượng nước chưa được hiểu biết tường tận, nhiều loại nông dược cũng rất ảnh hưởng đến cá.

* Sâu hại

Đối tượng gây hại sen quan trọng nhất ở châu Á là sâu xanh Heliothis sp. Sâu non tấn công lá chỉ vài ngày sau khi cấy. Lúc đầu lá chỉ bị ăn vài lổ, nhưng khi sâu lớn lá chỉ còn trơ gân, sau đó sâu đục bông và gương sen. Sâu kháng thuốc rất nhanh, nên  xịt sớm với loại thuốc Bacillus thuringiensis vì khi sâu lớn vi khuẩn này không phá hủy được hệ thống tiêu hóa. Những gốc thuốc còn hiệu quả là carparyl, pyrethoid và rotenon. Pheromone cũng rất hiệu quả trong thu hút thành trùng nhưng để hạn chế sâu chưa biết rõ.
Rất nhiều loại rệp chích hút tấn công sen, gần thiệt hại đáng kể. Cây mận và xê-ry là ký chủ trung gian của các loại rệp chích hút này. Nhện đỏ cũng rất phổ biến, để lại các vết chích màu vàng trên lá, trị bằng các loại thuốc đặc hiệu như Admire, Confidor, dầu DC plus.
Bướm sâu vẽ bùa Cricotopus ornatus đẻ trứng trên lá, sau đó sâu non đục vào phiến lá, chừa gân lá. Diệt bằng Padan hay B. thuringiensis.

* Bệnh hại

Phổ biến là bệnh đốm phấn do Erysiphe polygoni, Cercospora sp, Ovularia sp và Cylindrocladium hawkesworthii. Chúng tạo những vết bệnh màu vàng, lồi lên trên phiến lá, sau đó chuyển sang màu đen. Bệnh làm giảm quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất. Trị bằng các loại thuốc trừ nấm gốc đồng. Bệnh sọc virus do rhabdovirus tạo những sọc vàng trên thân và củ, trên lá có những đốm vàng
Bệnh thối thân do nấm Phythophthora rất phổ biến. Bệnh làm đỉnh sinh trưởng và thân bị thối đen, lây lan rất nhanh trong hồ, triệu chứng ban đầu là lá bị vàng úa cả lá, sau đó khô đi rất nhanh. Mô bị thối đen, bầy nhầy có mùi thối ngay cả rễ vẫn phát triển tốt. Khi hồ bị bệnh, nhổ các sen mắc bệnh đem đốt, hạ mực nước và bón sulphat đồng. Nếu bệnh vẫn tiếp tục lây lan phải khử trùng cả hồ bằng sodium hypochloride.
Bệnh thối củ do nấm Fusarium oxysporum sp nelumbicola và Pythium elongatum. Cả 2 loại nấm này đều tồn tại rất lâu trong đất. Bệnh thường bộc phát khi nhiệt độ cao, ít mưa. Nếu ruộng bị bệnh thì trong mùa tới chọn loại cây trồng khác để canh tác.

5.Thu hoạch

Đối với giống thu hoạch củ, nhổ sen để lấy củ đòi hỏi tốn nhiều công lao động, trong quá trình nhổ, khó tránh làm củ không bị tổn thương. Trở ngại lớn hiện nay của các nước trồng sen lấy củ trên thế giới là không có máy thu hoạch củ sen.
Thông thường, thu hoạch củ sen khi nhiệt độ thấp, ngày ngắn, thân sen khô, củ sen bắt đầu miên trạng. Điều này cho phép cây sen hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng để tập trung nuôi củ. Ngoài ra có thể kích thích tạo củ bằng cách rút khô nước.
Để thu hoạch củ sen, trước tiên cần tháo cạn nước ra, sau đó nhổ bằng tay hoặc dùng đinh ba nạy gốc.

Đăng tải tại Nông dân 24G | Thẻ , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Trồng nhãn Ido, mỗi năm thu trên 2 tỷ đồng

Những năm gần đây, cây nhãn Ido đã mang lại cho nhiều nông dân cuộc sống sung túc, điển hình như ông Nguyễn Văn Phúc, 60 tuổi, ở ấp Vàm Lịch, xã Chánh An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, mỗi năm lời trên 2 tỷ đồng.

09-05-14_1-ong-nguyen-vn-phuc-ben-phi-gioi-thieu-cy-nhn-ido-dng-r-ho-ket-tri-1
Ông Nguyễn Văn Phúc giới thiệu cây nhãn Ido đang ra hoa kết trái

Ông Phúc chia sẻ, gia đình ông trước đây rất nghèo. Sau nhiều năm trồng lúa không hiệu quả, năm 1992 ông đã quyết định cải tạo đất, đắp bờ, lên liếp trồng nhãn. Nhờ chịu khó đi đó đi đây học hỏi kỹ thuật từ các nhà vườn nên ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu. Qua tìm hiểu nhận thấy cây nhãn Ido phát triển nhanh, ít sâu bệnh, năng suất cao và tỷ lệ nhiễm bệnh chổi rồng rất thấp, ông đã đốn bỏ những cây nhãn giống cũ bị bệnh để thay bằng nhãn Ido.

Ông cho biết, lúc đầu do giống nhãn ngoại không phù hợp với khí hậu và môi trường miền Tây Nam bộ nên ông đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu ghép nhãn Ido với nhiều loại nhãn khác để tìm ra cây ưu thế nhất. Cuối cùng ông đã thành công ghép cây Ido với cây long nhãn. Cây phát triển tốt, trái sai và ngon nên ông nhân giống trồng đại trà trên 4.000m2 rồi tiến dần lên đến 4ha, tổng cộng hiện có trên 1.200 gốc nhãn Ido. Hiện các cây đều cho trái, sản lượng mỗi năm từ 70 – 100 tấn trái. Năm 2017 ông ước tính sẽ trên 100 tấn, giá bán dao động từ 30.000 – 40.000đ/kg.

Bí quyết thành công của ông là mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, từ khâu chọn giống, làm đất, bón phân, tưới tiêu, trừ sâu bệnh cho đến lúc thu hoạch ông đều tuân thủ các biện pháp kỹ thuật một cách nghiêm ngặt nên vườn nhãn của ông lúc nào cũng tươi tốt, rất ít khi bị bệnh chổi rồng. Quan trọng là sau khi thu hoạch, ông tiến hành cắt tỉa cành già, cành khô héo, bón thêm phân để cây đâm tược chờ mùa sau. Với cách làm của ông, một công nhãn từ 7 năm tuổi trở lên, năng suất có thể đạt từ 2 – 4 tấn/năm.

09-05-14_2-ong-nguyen-vn-phuc-gioi-thieu-chum-nhn-nhn-ido-tri-no-tron-mu-sc-tuoi-dep
Ông Nguyễn Văn Phúc giới thiệu chùm nhãn Ido trái no tròn, màu sắc tươi đẹp

Ngoài ra, ông còn thành thạo về biện pháp xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ. Với tinh thần năng động và sáng tạo trong cách ghép, cách xử lý cho cây ra trái nghịch vụ, ông đã được cấp trên tặng giấy khen “Nhà vườn sáng tạo”. Ngoài ra ông còn nhận được nhiều giải thưởng về hội thi trái ngon ở địa phương và khu vực ĐBSCL.

Nhờ trồng theo hướng VietGAP, không sử dụng các loại hóa chất cấm nên nhãn của ông chất lượng bảo đảm, sau khi kiểm nghiệm không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các thương lái và các doanh nghiệp từ Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre sẵn sàng đến ký hợp đồng thu mua xuất khẩu.

Theo ông Phúc, về chất lượng, nhãn Ido không thua các loại nhãn khác, đặc biệt hạt nhỏ, cơm dầy và giòn, ít nước, độ ngọt vừa phải, được chọn xuất sang thị trường châu Âu và châu Mỹ.

Tuy nhiên, để bán được với giá cao ông đã nghiên cứu, theo dõi thị trường trái cây, nắm bắt được nhãn Thái Lan xuất bán vào thời điểm tháng 7 và rằm tháng 10 âm lịch nên ông né tránh thu hoạch nhãn vào các thời điểm này. Nhờ vậy mà tránh được cảnh “hàng nhiều dội chợ”.

Thấy ông trồng có hiệu quả, nhiều bà con, kể cả miền Bắc cũng vào tham quan, học hỏi. Nhiều người đánh giá đây là loại nhãn “ăn chắc mặc bền”, giúp cho nhà vườn yên tâm, không sợ đầu ra. Nhiều người ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang tích cực cải tạo đất, trồng bổ sung nhãn Ido trên vườn cây già cỗi, kém hiệu quả để nâng cao thu nhập, tạo cơ hội cho việc mở rộng và phát triển vùng chuyên canh xuất khẩu.

Ông Phúc đang tập trung vào chất lượng sản phẩm đồng thời thời liên kết kết với nông dân xây dựng vùng trồng chuyên canh đạt tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh để xây dựng thương hiệu với khách hàng.

“Tuy nhiên muốn nhãn xuất ra thị trường nước ngoài, người trồng ngoài đảm bảo về số lượng, về vệ sinh an toàn thực phẩm còn phải chú trọng đến kích cỡ, màu sắc theo yêu cầu”, ông Phúc nói.

09-05-14_3-cc-thuong-li-thu-mu-nhn-idor
Các thương lái thu mua nhãn Ido
nongdan24g.com-THÀNH HIỆP/NNVN
Đăng tải tại Giao thương | Thẻ , , , , , , | Bình luận về bài viết này