Vườn dừa Mã Lai đỏ Thanh Tân của gia đình ông Trương Văn Nhuận ở địa chỉ B7/235 ấp 2 xã Bình Lợi chuyên bán dừa tươi và dừa giống với thu nhập khá, mang lại kinh tế ổn định cho gia đình. Bắt đầu trồng dừa Mã Lai đỏ 6 năm nay, gia đình ông Trương Văn Nhuận (Sáu Tâm) hiện đang sở hữu hơn 2,7 hecta với khoảng 600 gốc dừa cho trái quanh năm.
ườn dừa Mã Lai đỏ Thanh Tân của gia đình ông Trương Văn Nhuận ở địa chỉ B7/235 ấp 2 xã Bình Lợi chuyên bán dừa tươi và dừa giống với thu nhập khá, mang lại kinh tế ổn định cho gia đình. Bắt đầu trồng dừa Mã Lai đỏ 6 năm nay, gia đình ông Trương Văn Nhuận (Sáu Tâm) hiện đang sở hữu hơn 2,7 hecta với khoảng 600 gốc dừa cho trái quanh năm.
Ông Nhuận cho biết, trước đây gia đình ông cũng canh tác mía như hầu hết người dân trên địa bàn xã Bình Lợi nhưng lợi nhuận từ mía mang lại không cao, chính vì thế anh mới mạnh dạn chuyển sang trồng tràm nhưng cũng không khá hơn bao nhiêu. Nguyên do là đất canh tác ở đây bị nhiễm phèn, cộng thêm thường xuyên bị ảnh hưởng bởi nước lũ dâng hàng năm nên rất ít có cây trồng nào chịu được ngoài mía và dừa, do 2 loại này chịu được ngập úng, lại ít cần chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Quyết tâm cải thiện tình hình, gia đình ông đã lặn lội xuống tận Bến Tre, Tiền Giang… tham quan các mô hình nông nghiệp của nông dân nơi đây với mong muốn tìm được giải pháp phù hợp với vùng đất phèn, ngập nước của gia đình. Qua thời gian tìm tòi, tham khảo và được sự chỉ dẫn của những người nông dân giàu kinh nghiệm, gia đình anh đã mang giống dừa Mã Lai đỏ về trồng thử, đó là năm 2006. Dừa Mã Lai đỏ cũng như các giống dừa xưa kia được trồng trên địa bàn xã Bình Lợi có khả năng chịu được ngập úng, không cần nhiều công chăm sóc và mang những đặc tính nổi trội như nhanh có trái, nếu được chăm sóc tốt thì cây cho trái sai, ít nhất là 10 trái/cây và cho trái quanh năm, không bị tình trạng “thắt cổ” ngưng cho trái chờ cây hồi sức như những giống dừa trước đây. Bên cạnh đó, trái dừa nhỏ nhưng vỏ mỏng, nước nhiều và ngọt, cơm ngon nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. ông cho biết vào mùa nắng nóng, sức tiêu thụ lớn, vườn dừa không đủ cung ứng mặc dù vào thời điểm ấy, giá bán lên đến 10 ngàn đồng/trái.
Với đặc tính dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều nên cả vườn dừa rộng hơn 2 ha mà gia đình chỉ thuê 2 nhân công để làm nhổ cỏ, chặt các nhánh chết và vệ sinh vườn. Ngoài ra với chiều cao thấp nên mỗi khi thương lái đặt mua hàng, gia đình cũng tự hái và giao, không tốn kém thêm bất kỳ chi phí nào ngoài việc vận chuyển dừa ra đường lớn cho xe tải chở đi. Theo ông Tâm, hiện nay do đang vào mùa mưa, sức tiêu thụ giảm hẳn. Thêm vào đó là dừa từ các tỉnh miền Tây đang bị dồn ứ hàng nên cũng ảnh hưởng đến giá cả bán ra. ông Tâm cho biết, hiện nay giá dừa đã giảm chỉ còn 4.000 đồng/ trái nhưng gia đình vẫn lạc quan bởi trung bình mỗi tháng thương lái vẫn thu mua khoảng 4.500 trái mang lại thu nhập khoảng 18 triệu đồng/ tháng. Với đặc tính phù hợp với thổ nhưỡng, chi phí đầu tư và chăm sóc không cao, tuy có biến động giá cả ở từng thời điểm nhưng số lượng trái vẫn ổn định quanh năm, nhìn chung đây cũng là mô hình đáng quan tâm với hiệu quả quả kinh tế cao hơn hẳn so với dừa truyền thống.
Tấn Tùng/Báo Hội ND Tp HCM