Tiền Giang: Khá giả nhờ cây khóm

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) có hơn 16.000 ha cây dứa (khóm) với sản lượng khoảng 260.000 tấn/năm, đây là địa phương đứng nhất, nhì cả nước về diện tích cây khóm. Thời gian qua, nhờ sự cần cù lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều nông dân huyện đã trồng và xử lý khóm đạt năng suất, chất lượng cao, làm thay đổi diện mạo vùng đất “rốn lũ, rốn phèn” này.
Nông dân chăm sóc khóm

Trước đây, khi huyện Tân Phước mới thành lập, cây khóm chỉ xuất hiện rải rác ở các xã Mỹ Phước, Thạnh Mỹ, Hưng Thạnh… nhưng đến nay, hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đều có mặt cây khóm, khóm được xem là cây trồng chủ lực trên vùng đất đầy phèn mặn này.

Theo các hộ trồng khóm cho biết, thời gian trồng khóm cho đến khi thu hoạch mất khoảng 18 tháng, thông thường vụ sau khóm cho năng suất cao hơn vụ trước nếu bón phân, xịt thuốc đầy đủ. Thời gian trồng lại sau khoảng 4 năm. Bình quân 1.000 m2 đất trồng từ 3.000 – 3.200 cây khóm con. Trung bình 1ha khóm sau khi trừ chi phí, nông dân có thể lãi khoảng 50 đến 60 triệu đồng/vụ, nhiều nông dân còn tiến hành xử lý để khóm cho trái đầu hoặc cuối vụ để bán được giá cao hơn, góp phần nâng cao thu nhập.

Ông Huỳnh Văn Út, xã Thạnh Mỹ đang thu hoạch khóm trái vụ phấn khởi chia sẻ: “Vụ khóm này, gia đình tôi thu hoạch khoảng 20 tấn trái, với giá 9.000 – 10.000 đồng/kg như hiện tại, sau khi trừ các chi phí thu lãi hơn 100 triệu đồng, chưa có năm nào thu hoạch mà giá khóm cao như năm nay.

Trước những đặc tính cũng như lợi nhuận của cây khóm mang lại, nhiều địa phương chọn và duy trì diện tích, sản lượng đồng thời tăng cường chuyển giao khoa học, kỹ thuật, kêu gọi đầu tư và chọn cây khóm làm cây trồng chủ lực, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo hiệu quả tại địa phương mình. Ông Nguyễn Văn Thu, Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Phước cho biết: “Với thổ nhưỡng thích hợp và giá cao như hiện tại, địa phương chúng tôi chọn cây khóm làm cây trồng chủ lực, thay thế những loại cây kém hiệu quả khác để góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Hiện toàn xã Mỹ Phước có hơn 2.700ha, đa số nhà nào cũng có cây khóm, nhiều biệt thự mini cũng mọc lên nhờ cây khóm, đây thực sự là cây xoa đói giảm nghèo của huyện Tân Phước nói chung, xã Mỹ Phước nói riêng, góp phần cùng địa phương thực hiện và sớm hoàn thành tiêu chí hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới hiện nay”.

Đầu ra đối với cây khóm hiện nay khá lớn, ngoài các thương lái đến từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác, thì Hợp tác xã nông nghiệp Quyết Thắng tại xã Tân Lập 2 cũng góp phần tiêu thụ một phần sản lượng khóm với giá cả ổn định. Nhờ những ưu điểm nổi trội, hiện cây khóm được các ngành chức năng huyện Tân Phước quan tâm phát triển.

Ông Huỳnh Văn Bườn, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tân Phước cho biết: “Cây khóm hiện nay được xác định là cây trồng chủ lực của huyện Tân Phước, chúng tôi đang tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về đầu tư xây dựng nhà máy, kho, bãi để chế biến, thu mua sản phẩm của bà con nông dân. Đồng thời, phối hợp với các nhà khoa học chuyển giao kỹ thuật, trồng theo tiêu chuẩn VietGap, xử lý cho cây ra trái nghịch vụ để tiếp tục khẳng định được vị thế cây khóm trên vùng đất Tân Phước đầy phèn mặn này. Dự kiến đến năm 2020 diện tích khóm của huyện đạt trên 20.000 ha”.

nongdan24g.com-Cao Văn Minh Toàn- Đài PT-TH Tiền Giang
Advertisement

About nongdan24g

Nông dân 24giờ mỗi ngày cùng lao động tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, những hạt lúa thơm ngon, thực phẩm giàu dinh dưỡng ... và giàu lên nhờ nông nghiệp. Hãy ghé mỗi ngày tại www.nongdan24g.com để có tin nông nghiệp sản xuất mới nhất.
Bài này đã được đăng trong Nông dân 24G và được gắn thẻ , , , , , , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s