Tiền kim loại có còn cần thiết?

Tiền kim loại có còn cần thiết?Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông báo dừng phát hành thêm tiền kim loại do những hạn chế trong lưu thông và đánh giá, nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng của loại tiền kim loại đã được đưa vào lưu thông từ năm 2003.

Rõ ràng trong nhiều năm gần đây, các loại tiền có mệnh giá thấp từ 5.000 đồng trở xuống (kể cả tiền giấy và tiền kim loại) gần như không còn được thông dụng vì theo như người tiêu dùng “không còn mua được gì”. Thực chất thì từng loại tiền mệnh giá nhỏ có thể không mua được gì nhưng nếu nhiều loại gộp lại cũng có thể sử dụng được.

Trong hầu hết các hệ thống tiền tệ trên thế giới, thành phần tiền kim loại lúc nào cũng hiện diện như ở Mỹ từ 1 xu, 5 xu, 10 xu, 25 xu, 50 xu và 1 USD. Trong các nước sử dụng đồng tiền chung euro có 1 xu, 2 xu, 5 xu, 10 xu, 20 xu, 50 xu, 1 euro và 2 euro… Nhật Bản có 1 yen, 5 yen, 50 yen, 100 yen và 500 yen…

Thành phần cấu tạo của tiền kim loại hiện nay thường là các hợp kim để giảm giá thành cho phù hợp với mệnh giá và còn tránh hiện tượng nấu chảy để lấy kim loại có giá trị như bạc, đồng, niken…

Có dịp đến các nước vừa nêu, ai cũng có thể thấy các loại tiền lẻ này được dùng nhiều thông qua các dịch vụ mua bán. Tất nhiên là loại tiền này tuy có đời sống dài hơn tiền giấy, nhưng có thể ít lưu hành do nhiều người cứ “bỏ xó” đâu đó. Trường hợp của Việt Nam cũng tương tự như vậy. Chính sự “bỏ xó” của người dân đã làm giảm lượng tiền trong lưu thông (có thể không lớn) và làm giảm áp lực lạm phát (thay vì tăng như có người lầm tưởng).

Một công dụng khá phổ biến của tiền kim loại là sử dụng trong các dịch vụ tự động như gọi điện thoại (vẫn còn khá phổ biến tại Mỹ), mua vé tàu điện ngầm và các loại máy bán sản phẩm tự động. Chắc chắn khi phát hành tiền kim loại, chúng ta cũng đã nghĩ đến công dụng này nhưng việc phát triển các loại dịch vụ này chưa cao.

Dừng phát hành thêm để nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đồng tiền không có nghĩa là hết hiệu lực lưu hành và NHNN cũng cần nói rõ điều này để tránh ngộ nhận, gây thêm rắc rối đối với người dân. Ngoài việc sử dụng loại hợp kim phù hợp để giảm giá thành, đảm bảo giá trị của mệnh giá và khí hậu có độ ẩm cao như tại nước ta, kích thước của từng loại tiền cũng cần phải quan tâm để dễ dàng trong lưu thông. Tại nhiều nước, tiền kim loại còn có tác dụng khuyến khích trẻ con, học sinh tiết kiệm bằng cách bỏ ống và điều này cũng đã và đang có ở nước ta.

Tiền kim loại là một thành phần của hệ thống tiền tệ và cần được duy trì, đồng thời tạo lập một “văn hoá sử dụng” tiền kim loại trong nhân dân.

Theo Trần Bá Tước/Dân Việt

Advertisement

About nongdan24g

Nông dân 24giờ mỗi ngày cùng lao động tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, những hạt lúa thơm ngon, thực phẩm giàu dinh dưỡng ... và giàu lên nhờ nông nghiệp. Hãy ghé mỗi ngày tại www.nongdan24g.com để có tin nông nghiệp sản xuất mới nhất.
Bài này đã được đăng trong Nông dân 24G và được gắn thẻ , , , , , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s