Giá sắn (mì) liên tục tăng cao. Thế nên từ sau Tết Nguyên đán đến nay hàng trăm hộ dân xã Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Long, Hương Lộc… (huyện Nam Đông, TT – Huế) đổ xô đốn hạ hàng trăm héc-ta rừng keo lai, tràm… để trồng sắn mong sớm đổi đời!
Dọc theo con đường nhựa vào xã Hương Phú, Thượng Long, Hương Lộc… chúng tôi chứng kiến rất nhiều diện tích rừng keo lai, tràm khoảng 2 năm tuổi đã, đang bị người dân đốn hạ, đốt trụi… không thương tiếc. Thay vào những dãy keo, tràm mới bị “cạo trọc” là những dãy sắn mới trồng đang đâm chồi và nhiều diện tích đất trống người dân mới chặt phá keo chưa kịp trồng sắn. Đi sâu vào các thôn Xuân Phú, Hà An, Thanh An, Phú Mậu… (xã Hương Phú) là nơi được xem có diện tích rừng keo bị phá nhiều nhất. Ông Trương Công Bòn, thôn Xuân Phú cho biết: “Vụ sắn vừa rồi giá tăng lên vùn vụt, thấy vậy năm nay gia đình tôi cũng như người dân trồng sắn trong huyện đều mở rộng diện tích. Nhiều gia đình phải phá nhiều diện tích rừng keo, tràm… mới có thêm quỹ đất để trồng cây sắn. Ngoài ra, người dân còn trồng sắn xen giữa cao su, keo, tràm…”. Ông Nguyễn Dưỡng, vừa phá gần 2 ha keo để trồng sắn ở thôn Thanh An, xã Hương Phú nói: Cây sắn trồng dễ, ít chăm sóc, sau 7 tháng sẽ cho thu hoạch. Với giá thu mua hiện nay mỗi ki lô gam từ 2.000-2.200 đồng, bình quân mỗi hecta sau khi thu hoạch trừ chi phí cho lãi ròng trên 25- 30 triệu đồng. Trong khi, thời gian trồng keo lai, tràm kéo dài từ 5–7 năm mới cho khai thác, trừ mọi chi phí chỉ cho lãi được khoảng 5-10 triệu đồng/ha. Bởi vậy, nhiều người dân trong thôn cũng như những địa phương khác đều đổ xô đốn hạ keo non bán với giá rẻ để lấy đất trồng sắn. Tìm hiểu của chúng tôi, ngoài gần 700 ha diện tích trồng sắn trên toàn huyện hàng năm, để có đất mở rộng diện tích trồng sắn người dân phải khai thác keo non từ 2-3 tuổi để bán, trong đó xã Hương Phú có diện tích phá nhiều nhất lên trên 200 ha, còn lại rải rác ở các xã từ 30-100 ha. Đến chiều 14/3, nhiều diện tích rừng keo non vẫn còn bị đốn hạ để trồng mới cây sắn.
Trước “phong trào” người dân phá rừng keo, chặt phá lấn chiếm rừng để trồng sắn, ông Hồ Tăng Phúc, Chủ tịch UBND xã Hương Phú cho biết, địa phương đã có động thái vận động người dân không nên “phá” rừng nhằm hạn chế tình trạng lũ quét, sạt lở đất trong mùa mưa bão, tuy nhiên vì lợi nhuận trước mắt nhiều người dân không đồng tình mà vẫn tiếp tục khai thác rừng keo non để bán. Những diện tích keo trên là của người dân trồng nên xã cũng khó can thiệp. Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Tấn Son, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Nam Đông cho biết, huyện đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp có động thái phá rừng keo để trồng sắn. Ngoài ra, tiếp tục rà soát quỹ đất, khai thác những vùng đất hoang hóa để tiếp tục mở rộng diện tích trồng sắn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hàng năm toàn huyện chỉ tổ chức trồng gần 700 ha sắn, nhưng doanh thu lên trên 22 tỷ đồng. Năm nay giá sắn tăng cao, huyện cũng đang khuyến khích người dân mở rộng thêm diện tích trồng sắn lên trên 1.300 ha (kể cả diện tích trồng xen giữa cao su, keo…). Trong đó, xã Hương Phú có diện tích trồng sắn lớn nhất huyện lên 600 ha, tiếp đó là xã Thượng Long 120 ha, Hương Hữu 100 ha, Thượng Nhật 100 ha… Đến nay, các xã đã trồng được gần 1.000 ha. Trước thực trạng người dân đổ xô khai thác rừng keo non để trồng sắn, ông Ngô Văn Chiến, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông giải thích: Người dân thấy cây gì có lợi thì họ trồng. Huyện chỉ vận động người dân nếu chặt keo phải đúng chu kỳ (6-7 năm) nhưng vẫn ít người tuân theo. Hàng năm quỹ đất trồng sắn của huyện chỉ dừng lại ở 700 ha, trong đó chuyên canh trên 200 ha, còn lại xen canh sắn với cây cao su, keo… và không thể mở rộng được bởi quỹ đất dành cho trồng sắn đã hết. Năm nay diện tích trồng sắn toàn huyện Nam Đông lên 1.300 ha và có thể tăng hơn nữa. Để có số diện tích trồng sắn người dân phải khai thác các diện tích rừng keo đang vào thời kỳ cho khai thác và cả rừng keo non… mới đủ đất mở rộng được diện tích trên (!).
|
Vào www.nongdan24g.com khi bị chặn
Để vào xem www.nongdan24g.com không bị chặn quý vị vui lòng vô theo địa chỉ sau: https://nongdan24g.wordpress.com (chú ý chữ S)MỤC TIN NÔNG DÂN 24G
- Cà phê (850)
- Giao thương (1 658)
- Nông dân 24G (5 696)
-
10 BÀI VIẾT MỚI NHẤT
- Đăk Lăk: Trồng ớt chỉ thiên Hàn Quốc cho thu nhập 80 triệu đồng/sào
- Trồng rau sạch thu 20 triệu đồng mỗi ngày
- 6 loại lá thông dụng trị ho hiệu quả không cần dùng thuốc
- Chuyên canh nhãn Idor thu tiền tỷ mỗi năm
- Từ đam mê trở thành ‘ông chủ’ sở hữu 20 giống gà cảnh
- HỘI CHỢ – TRIỂN LÃM GIỐNG NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN V, NĂM 2017
- Ngỡ ngàng mô hình trồng chuối Xiêm kiếm tiền tỷ
- Kinh nghiệm trồng rau nhút
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc sen lấy củ
- Trồng nhãn Ido, mỗi năm thu trên 2 tỷ đồng
TÌM KIẾM
Tìm theo từ khóa
- An Giang
- bien Dong
- Bi quyet
- bán
- cham soc
- chat luong
- che bien
- cho
- chăn nuôi
- Cua
- cá tra
- dac san
- doanh nghiep
- Dong Nai
- Dong Thap
- Giá
- Ha Noi
- Hau Giang
- Hieu qua
- kinh doanh
- kinh nghiem
- kinh te
- Ky Thuat
- Lam Dong
- loi nhuan
- long an
- làm giàu
- Moi nam
- My
- Mô hình
- nang suat
- Nghe An
- ngu dan
- nguoi dan
- nguoi tieu dung
- nhap khau
- nho
- nong nghiep
- nong san
- nông dân
- o
- phat trien
- Philippines
- Quang Ngai
- rot gia
- san pham
- san xuat
- thanh cong
- thi truong
- thuc pham
- thu hoach
- thu mua
- thu nhap
- thuong hieu
- thuong lai
- Thuong lai Trung Quoc
- thu tien ty
- thuy san
- Tien Giang
- tieu thu
- TP.HCM
- trang trai
- trong
- Trung Quoc
- Trung Quốc
- tu
- Ty phu
- tăng giá
- va
- Viet Nam
- Việt Nam
- vôi
- xang dau
- xuat khau
- ĐBSCL
Các bài viết bổi bật
RSS NÔNG DÂN 24G
Liên kết
- Cửa nhựa uPVC
- Dai ly bao hiem xe may gia re Tp. HCM
- flash game the goi tro choi voi hang ngan game mini danh cho ban giai tri
- game flash 10K tro choi mini mien phi
- game tro choi thoi trang con gai thich
- máy tập thể hình
- Nông nghiệp 24G
- nong nghiep
- Tập thể hình
- Trang tin ảnh cưới áo cưới dành cho cô dâu chú rể tìm kiếm cho mình bộ ảnh cưới đẹp