Thiếu thương hiệu, rau an toàn đi vào ngõ cụt

Nông dân xã Quảng Thành không còn mặn mà với rau an toàn vì chưa có đầu ra ổn định.

Trồng rau an toàn là chiến lược phát triển lâu dài của xã Quảng Thành (Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế). Thế nhưng, qua gần 8 năm áp dụng mô hình này theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiệu quả vẫn chưa được khẳng định khi chỉ có 20% lượng rau được bán ở các siêu thị, khách sạn, còn lại đều bán ở chợ với giá rau thường. 

Vùng rau an toàn của xã Quảng Thành được quy hoạch lên tới 60ha, được sản xuất theo quy trình VietGAP, đảm bảo các tiêu chuẩn rau an toàn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mẫu đất, mẫu nước đều được thử nghiệm để kiểm tra lượng vi sinh vật. Vùng quy hoạch nằm xa thành phố, bệnh viện và các khu công nghiệp.

Không những thế, nông dân trồng rau an toàn còn được tập huấn kỹ thuật rất kỹ lưỡng, mỗi người đều có một cuốn sổ nhật ký ghi chép lại quá trình canh tác. Phân bón chủ yếu là phân hữu cơ, phân chuồng được trộn với tỷ lệ thích hợp nhằm tiêu hủy các loại vi sinh vật có hại, đồng thời tạo ra các vi sinh vật có lợi, kích thích rau phát triển.

Ngưỡng thời gian cách ly trước khi thu hoạch cũng được bà con tuân thủ triệt để. Theo đó, phân đạm phải ngưng bón trước khi thu hoạch 15 ngày, thuốc sinh học từ 3-5 ngày. Các loại phân hóa học đều nằm trong danh mục không được phép sử dụng

Ai cũng biết, sản xuất rau an toàn theo công nghệ sinh học thường cho ra sản phẩm không bắt mắt như các loại rau thường. Chính vì nguyên nhân này mà rau an toàn chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng. Ông Nguyễn Đình Định, chỉ đạo viên chương trình sản xuất rau an toàn cho biết: “Trước khi bước vào vụ sản xuất, chúng tôi phải đem mẫu đất đi xét nghiệm, chi phí rất tốn kém, lên tới 4,5 triệu đồng, chưa kể các chi phí phụ trội khác như các loại thuốc sinh học, phân bón… Tuy nhiên, năng suất rau an toàn thấp, giá bán lại không cao hơn rau ngoài chợ nên nông dân không mặn mà với mô hình này”.

Mỗi ngày, vùng rau an toàn Quảng Thành thu hoạch 700-800kg, song ông Định chỉ thu mua được khoảng 20% để cung cấp cho các siêu thị. Số còn lại được bà con tiêu thụ ở các chợ lân cận. “Thậm chí các siêu thị còn dọa chấm dứt hợp đồng bởi họ chê rau xấu, không muốn nhập”, ông Định buồn bã nói.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Thành nhận định: “Mặc dù tất cả các loại rau an toàn sản xuất ở Quảng Thành đều có chung tên gọi là Hóa Châu nhưng đây mới chỉ là logo chứ chưa phải là thương hiệu thật sự. Có lẽ chính vì điều này mà rau Quảng Thành chưa có chỗ đứng trên thị trường. Nhưng đây là chiến lược lâu dài nên chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của xã”.

Ông Định cho biết thêm, rau an toàn Hóa Châu không thể lọt vào các bếp ăn tập thể, nhà trẻ, khách sạn, nhà máy xí nghiệp bởi họ chê rau xấu hoặc giá cao. Thậm chí một số nơi thiếu nợ vài tháng mới trả khiến người dân không có vốn xoay vòng sản xuất.

Để tạo được thương hiệu lâu dài cho rau an toàn Hóa Châu, không riêng gì xã Quảng Thành mà tất cả các mô hình rau an toàn trên cả nước cần được sự hỗ trợ của Nhà nước và các ban ngành.

 

Đức Quang
Theo KTNT

Advertisement

About nongdan24g

Nông dân 24giờ mỗi ngày cùng lao động tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, những hạt lúa thơm ngon, thực phẩm giàu dinh dưỡng ... và giàu lên nhờ nông nghiệp. Hãy ghé mỗi ngày tại www.nongdan24g.com để có tin nông nghiệp sản xuất mới nhất.
Bài này đã được đăng trong Nông dân 24G và được gắn thẻ , , , , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s