Đói nghèo vì Thuỷ điện Sông Ba Hạ

Đã 4 năm nhường ruộng vườn cho công trình thuỷ điện Sông Ba Hạ (TĐSBH), đến nay, hàng trăm hộ dân ở các xã Suối Trai, Krông Pa (huyện Sơn Hoà, Phú Yên) và xã Ia Rmok (huyện Krông Pa, Gia Lai) vẫn chưa được cấp tấc đất nào để sản xuất, chưa được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm.

Công ty CP TĐSBH đã “treo” kéo dài việc xây dựng các hệ thống nước tưới; nhùng nhằng việc đền bù, hỗ trợ dân. Điều này dẫn đến dân đói nghèo, không việc làm, phải kéo nhau đi phá rừng để tìm kế sinh nhai…

Đời sống của đồng bào dân  tộc thiểu số ở xã Suối Trai (Sơn Hoà) gặp khó khăn khi thiếu đất sản xuất.	Anh: Lưu Phong
Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Suối Trai (Sơn Hoà) gặp khó khăn khi thiếu đất sản xuất. Anh: Lưu Phong

Dân đói nghèo vì mất đất sản xuất

Công cuộc “giải phẫu” lòng hồ TĐSBH bắt buộc 420 hộ dân (trong đó có 208 hộ thuộc các huyện Sơn Hoà, Sông Hinh (Phú Yên), 212 hộ thuộc huyện Krông Pa (Gia Lai) phải di dời tái định cư (TĐC). Và từ khi chặn dòng tích nước lòng hồ vào đầu năm 2007, người dân ở đây đã mất hàng ngàn hécta đất nông nghiệp. Theo ông Cao Minh Hoà – Chủ tịch UBND huyện Sơn Hoà – chỉ tính riêng ở địa bàn huyện Sơn Hoà có đến 386 hộ bị mất 890,93ha đất sản xuất, trong số đó có 98 hộ thuộc diện TĐC bị mất trắng đất sản xuất.

Từ năm 2008, Công ty CP TĐSBH đã tiến hành khảo sát, lập dự án đầu tư các công trình cống nước tự chảy vào cánh đồng 110ha ở xã Suối Trai, dự án trạm bơm Buôn Lé tưới cho 300ha (do tỉnh Phú Yên và Cty CP TĐSBH đầu tư); trạm bơm điện Ia Rmok (xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, Gia Lai) cung cấp nước tưới cho 150ha lúa, hoa màu; trạm bơm Krông Năng (xã Krông Năng, huyện Krông Pa, Gia Lai) tưới cho 160ha… Thế nhưng, trong khi dòng sáng thuỷ điện này đã hoà điện lưới quốc gia từ năm 2009, thì tất cả các dự án trên đều “treo” kéo dài. Đến tháng 6.2010, Cty CP TĐSBH “hứa” với chính quyền địa phương là sẽ hoàn thành xây dựng đồng ruộng Suối Trai, trạm bơm Buôn Lé trong quý IV/2010 để phục vụ sản xuất; song, hiện các dự án này vẫn còn nằm trên giấy! Riêng các trạm bơm thuộc các khu TĐC huyện Krông Pa (Gia Lai) chưa biết khi nào sẽ thực hiện. Ông Đặng Văn Tuần – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cty CP TĐSBH – đã đổ lỗi cho việc chậm thi công là do “vướng” về đền bù, về thủ tục đầu tư, thiết kế, thẩm định dự án, giải phóng mặt bằng…

Hệ quả là, trong suốt 4 năm qua, người dân TĐC khỏi lòng hồ TĐSBH đã không có đất sản xuất, dẫn đến phát sinh đói nghèo. Và để có cái ăn, không còn cách nào khác, họ kéo nhau đi đốt than, phá rừng cấm quốc gia Krông Trai để làm nương rẫy,…

Nhùng nhằng việc đền bù, hỗ trợ dân

Thêm một thực tế nữa là, sau khi tích nước hồ thuỷ điện, một số diện tích đất của dân bị ngập không thể sản xuất được. Trưởng ban đền bù, giải phóng mặt bằng huyện Sơn Hoà – ông Nguyễn Thanh Xuân – cho biết, từ năm 2009, Cty CP TĐSBH đã kiểm tra và có hồ sơ đền bù, bồi thường bổ sung cho dân; nhưng Cty này nhùng nhằng mãi, cho đến nay vẫn chưa tiến hành việc trả bồi thường cho dân (gồm 67 hộ với diện tích đất đền bù 28,90ha ở buôn Xây Dựng).

Đối với việc thực hiện các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất cho nhiều hộ dân khi thu hồi đất theo quy định khoản 1, điều 20 Nghị định 69/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay Cty CP TĐSBH cũng vẫn chưa thực hiện. Cty CP TĐSBH cho rằng, huyện Sơn Hoà lập phương án về khoản chính sách hỗ trợ dân chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm do bị thu hồi đất với số tiền hơn 6,2 tỉ đồng là quá lớn, nên phải chờ thương lượng lại để giảm bớt! Điều đáng nói là, Cty CP TĐSBH đền bù đất thu hồi 31ha để xây dựng đồng lúa Suối Trai với giá quá thấp. Cụ thể, năm 2008, áp giá đền bù là 25 triệu đồng/ha đất màu; 40 triệu đồng/ha đất lúa nước. Song, trước sự phản ứng và không đồng tình của người dân với giá này, năm 2009, Cty “nhích” giá đền bù lên 40 triệu đồng/ha đất màu; 60 triệu/ha đất lúa nước. Khi người dân tiếp tục không đồng ý, năm 2010, Cty này lại nâng giá đền bù lên 100 triệu đồng/ha lúa nước,…

Trước những thực trạng nói trên, UBND tỉnh đã trực tiếp kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương – ông Vũ Huy Hoàng – chỉ đạo Cty CP TĐSBH khẩn trương có biện pháp khắc phục những tồn đọng; đồng thời sớm thực hiện các công trình thuỷ lợi, ruộng đồng để ổn định đời sống, sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các khu TĐC thuỷ điện.

Theo Lưu Phong/Báo Lao Động

Advertisement

About nongdan24g

Nông dân 24giờ mỗi ngày cùng lao động tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, những hạt lúa thơm ngon, thực phẩm giàu dinh dưỡng ... và giàu lên nhờ nông nghiệp. Hãy ghé mỗi ngày tại www.nongdan24g.com để có tin nông nghiệp sản xuất mới nhất.
Bài này đã được đăng trong Nông dân 24G và được gắn thẻ , , , , , , , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s