Làm giàu từ mô hình nuôi tôm sú bán công nghiệp

Từ khi nhà nước có chủ trương chuyển đổi sản xuất nông nghiệp từ sản xuất lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu thì hình thức sản xuất nông nghiệp của địa phương chia thành hai vùng rõ rệt.

 

ảnh minh họa Cụ thể: Vùng ngọt ổn định chuyên sản xuất lúa hai vụ, nuôi thủy sản nước ngọt…và vùng chuyển đổi thì sản xuất tôm, lúa, nuôi thủy sản nước lợ, mặn vì thế kinh tế nông nghiệp của địa phương ngày càng phát triển, nhờ đó đời sống nông dân được cải thiện. Một trong những người nông dân được “đổi đời” nhờ chủ trương chuyển đổi sản xuất của nhà nước có ông Bành Văn Hùng, ở ấp Xẻo Nhào, Xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Ông Hùng cho biết: “Với diện tích nuôi tôm sú là 3 ha, nuôi theo hình thức Bán công nghiệp, tuân thủ tốt các quy trình kỹ thuật được ngành nông nghiệp khuyến cáo, mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 450 triệu đồng (cá biệt có năm thu nhập gần 800 triệu đồng), sau khi trừ chi phí lãi từ 250 – 300 triệu đồng/năm".

 

 

 

Chúng tôi được biết, ông Hùng nuôi tôm sú được hơn 15 năm và nuôi theo hình thức quảng canh – quảng canh cải tiến với mật độ từ 1- 3 con/m2. Theo ông Hùng, những năm đó tại địa phương có rất ít hộ nuôi tôm sú, hơn nữa tận dụng được nguồn giống sẳn có trong tự nhiên nên nuôi tôm đạt hiệu quả cao, thu nhập ổn định. Ngoài ra, ông còn thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo do ngành chuyên môn tổ chức, tham quan các mô hình nuôi tôm sú đạt hiệu quả ở nhiều nơi để học hỏi những cách làm hay về áp dụng trên diện tích sản xuất của mình…Sau khi đã tích lũy được số vốn đủ lớn để đầu tư “nâng cấp” quy trình nuôi, với kinh nghiệm có được sau nhiều năm ông Hùng đã mạnh dạn chuyển sang nuôi tôm theo hình thức Bán công nghiệp với quy mô diện tích 3 ha chia thành 7 ao nuôi (trong đó có một ao lắng chứa nước).

 

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm sú với chúng tôi, ông Hùng thẳng thắn: “Để nuôi tôm sú thành công thì người nuôi cần tuân thủ tốt các quy trình kỹ thuật được ngành nông nghiệp, đặc biệt quan tâm đến khâu chọn con giống sạch bệnh. Theo kinh nghiệm ông thường chọn mua tôm sú giống ở các trại có uy tín, sau đó đem đi xét nghiệm để đảm bảo tôm không mang các mầm bệnh nguy hiểm: MBV, đốm trắng…và thả với mật độ 7 – 10 con/m2 được ương trong ao vèo khoảng 1 tháng sau đó sang ra ao nuôi”….Mặt khác ao nuôi tôm cần được cải tạo thật kỹ sau mỗi vụ, lấy và xử lý nước nước theo đúng quy trình kỹ thuật. Trong suốt quá trình nuôi nên duy trì mực nước tối thiểu trong ao từ 1,2 – 1,5 m và quản lý chất lượng nước bằng các chế phẩm vi sinh để duy trì chất lượng nước ổn định đến cuối vụ. Nhờ áp dụng thành công các quy trình kỹ thuật như trên cộng thêm kinh nghiệm tích lũy được mà năm nào ông Hùng cũng thành công với mô hình nuôi tôm sú theo hình thức bán thâm canh (trước đó là nuôi theo hình thức quảng canh – quảng canh cải tiến) đem lại lợi nhuận ổn định cho gia đình từ 250 – 300 triệu đồng/năm. Từ đầu năm 2010 đến nay, ông Hùng đã thu hoạch 1 vụ tôm với sản lượng khoảng 6 tấn (giá bán 145 ngàn đồng/kg) thu nhập 870 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi 300 triệu đồng.

 

Với những thành công trong nhiều năm qua, mô hình nuôi tôm sú của ông Hùng đã trở thành điểm tham quan học tập cho bà con nông dân trong và ngoài tỉnh.

Trần Thanh Thiện – Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu- Đường Nguyễn Tất Thành, Phường 1, TP. Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu

 

 

 

 

 

 

Cụ thể: Vùng ngọt ổn định chuyên sản xuất lúa hai vụ, nuôi thủy sản nước ngọt…và vùng chuyển đổi thì sản xuất tôm, lúa, nuôi thủy sản nước lợ, mặn vì thế kinh tế nông nghiệp của địa phương ngày càng phát triển, nhờ đó đời sống nông dân được cải thiện. Một trong những người nông dân được “đổi đời” nhờ chủ trương chuyển đổi sản xuất của nhà nước có ông Bành Văn Hùng, ở ấp Xẻo Nhào, Xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Ông Hùng cho biết: “Với diện tích nuôi tôm sú là 3 ha, nuôi theo hình thức Bán công nghiệp, tuân thủ tốt các quy trình kỹ thuật được ngành nông nghiệp khuyến cáo, mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 450 triệu đồng (cá biệt có năm thu nhập gần 800 triệu đồng), sau khi trừ chi phí lãi từ 250 – 300 triệu đồng/năm”.

 

Chúng tôi được biết, ông Hùng nuôi tôm sú được hơn 15 năm và nuôi theo hình thức quảng canh – quảng canh cải tiến với mật độ từ 1- 3 con/m2. Theo ông Hùng, những năm đó tại địa phương có rất ít hộ nuôi tôm sú, hơn nữa tận dụng được nguồn giống sẳn có trong tự nhiên nên nuôi tôm đạt hiệu quả cao, thu nhập ổn định. Ngoài ra, ông còn thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo do ngành chuyên môn tổ chức, tham quan các mô hình nuôi tôm sú đạt hiệu quả ở nhiều nơi để học hỏi những cách làm hay về áp dụng trên diện tích sản xuất của mình…Sau khi đã tích lũy được số vốn đủ lớn để đầu tư “nâng cấp” quy trình nuôi, với kinh nghiệm có được sau nhiều năm ông Hùng đã mạnh dạn chuyển sang nuôi tôm theo hình thức Bán công nghiệp với quy mô diện tích 3 ha chia thành 7 ao nuôi (trong đó có một ao lắng chứa nước).

 

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm sú với chúng tôi, ông Hùng thẳng thắn: “Để nuôi tôm sú thành công thì người nuôi cần tuân thủ tốt các quy trình kỹ thuật được ngành nông nghiệp, đặc biệt quan tâm đến khâu chọn con giống sạch bệnh. Theo kinh nghiệm ông thường chọn mua tôm sú giống ở các trại có uy tín, sau đó đem đi xét nghiệm để đảm bảo tôm không mang các mầm bệnh nguy hiểm: MBV, đốm trắng…và thả với mật độ 7 – 10 con/m2 được ương trong ao vèo khoảng 1 tháng sau đó sang ra ao nuôi”….Mặt khác ao nuôi tôm cần được cải tạo thật kỹ sau mỗi vụ, lấy và xử lý nước nước theo đúng quy trình kỹ thuật. Trong suốt quá trình nuôi nên duy trì mực nước tối thiểu trong ao từ 1,2 – 1,5 m và quản lý chất lượng nước bằng các chế phẩm vi sinh để duy trì chất lượng nước ổn định đến cuối vụ. Nhờ áp dụng thành công các quy trình kỹ thuật như trên cộng thêm kinh nghiệm tích lũy được mà năm nào ông Hùng cũng thành công với mô hình nuôi tôm sú theo hình thức bán thâm canh (trước đó là nuôi theo hình thức quảng canh – quảng canh cải tiến) đem lại lợi nhuận ổn định cho gia đình từ 250 – 300 triệu đồng/năm. Từ đầu năm 2010 đến nay, ông Hùng đã thu hoạch 1 vụ tôm với sản lượng khoảng 6 tấn (giá bán 145 ngàn đồng/kg) thu nhập 870 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi 300 triệu đồng.

 

Với những thành công trong nhiều năm qua, mô hình nuôi tôm sú của ông Hùng đã trở thành điểm tham quan học tập cho bà con nông dân trong và ngoài tỉnh.

 

Trần Thanh Thiện – Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu- Đường Nguyễn Tất Thành, Phường 1, TP. Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu

 

 

 

Advertisement

About nongdan24g

Nông dân 24giờ mỗi ngày cùng lao động tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, những hạt lúa thơm ngon, thực phẩm giàu dinh dưỡng ... và giàu lên nhờ nông nghiệp. Hãy ghé mỗi ngày tại www.nongdan24g.com để có tin nông nghiệp sản xuất mới nhất.
Bài này đã được đăng trong Nông dân 24G và được gắn thẻ , , , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s