Năm 2012: Khủng hoảng đất hiếm?

Phong trào tiến tới “công nghệ sạch” sẽ làm tăng mạnh nhu cầu tiêu thụ đất hiếm. Năm 2014, dự đoán, thế giới sẽ cần 200.000 tấn đất hiếm, nhưng các nhà phân tích sợ rằng Trung Quốc sẽ ngừng xuất khẩu đất hiếm hoàn toàn vào năm 2012, trong khi các mỏ đất hiếm ở Mỹ, Australia, Canada và Nam Phi sẽ không thể bắt đầu hoạt động trước năm 2014. Nguồn cung đất hiếm được dự báo sẽ bị đe dọa vì Trung Quốc kiểm soát tới 97% lượng khai thác và tinh chế.

Mỹ, phương Tây: Ngồi trên đống lửa

Trung Quốc gần đây tuyên bố sẽ cắt 72% sản lượng xuất khẩu đất hiếm vào nửa cuối năm 2010, khiến Mỹ phản ứng tức giận và cảnh báo hành động này có thể châm ngòi một cuộc chiến thương mại.

Đất hiếm lâu nay vẫn được coi là kích thích tố của nhiều sản phẩm toàn cầu và được dùng trong sản xuất các loại vũ khí, mặt hàng công nghệ. Hồi giữa thế kỷ 20, các mỏ đất hiếm ở California (Mỹ) là nguồn cung chính của thế giới.

Các nước và ngành công nghiệp cần đất hiếm phải tìm cách thoát khỏi lệ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc, nhưng công việc này không thể thực hiện một sớm một chiều. Theo báo cáo văn phòng chính phủ Mỹ, xây dựng một chuỗi cung ứng đất hiếm độc lập phải mất 15 năm.
Ngành công nghiệp khai mỏ của Mỹ đề xuất tái khởi động các dự án khai thác đất hiếm trong nước để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Các nước Canada và Australia cũng đang có hành động tương tự, nhưng họ mới ở giai đoạn đầu của quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản. Ngành công nghiệp này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ khai thác tiên tiến và gây ra nhiều vấn đề môi trường nguy hiểm.

Ngoài ra, cần đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ tinh luyện đất hiếm vì mảng này ở Mỹ đang yếu. Với nhiều việc phải làm như vậy, giải pháp tối ưu cho Bộ quốc phòng Mỹ là vừa tích trữ đất hiếm vừa xây dựng hạ tầng để khai thác trong tương lai. Mỹ nói sẽ đưa vấn đề này ra hội nghị thượng đỉnh của G20 vào tháng tới.

Trung Quốc: Sợ chảy máu tài nguyên

Đất hiếm gồm các nguyên tố chính như Cerium, Dysprosium, Erbium, Europium, Gadolinium, Holmium, Lanthanum, Lutetium, Neodymium, Praseodymium, Samarium, Terbium, Thulium, Ytterbium, Yttrium. Những kim loại này có vai trò chiến lược trong ngành công nghiệp sản xuất màn hình phẳng, điện thoại di động, pin cho xe ô-tô, radar, tên lửa, vệ tinh và máy bay…

Trong khi Mỹ và phương Tây tỏ ra lo ngại về nguồn đất hiếm, Trung Quốc có quan điểm ra sao? Theo báo People Daily (Trung Quốc), giá các mặt hàng như xăng dầu, than và sắt cực kỳ thấp khi Trung Quốc là nước xuất khẩu, nhưng lại tăng cao gấp hàng chục lần khi nước này trở thành nước nhập khẩu. Trong khi Mỹ, một nước giàu tài nguyên đất hiếm, lại đóng cửa các mở đất hiếm. Nhật Bản, một nước nghèo tài nguyên, mua đất hiếm từ Trung Quốc về rồi chôn dưới biển để dự trữ cho tương lai.

Cũng theo báo này, trữ lượng đất hiếm hiện tại của Trung Quốc chưa đến 30% tổng trữ lượng toàn cầu. “Nếu không quản lý hiệu quả, khi Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu tài nguyên ròng trong tương lai, Trung Quốc sẽ mất một lượng tiền lớn gấp nhiều lần số tiền thu được từ xuất khẩu. Và rất có thể Trung Quốc sẽ bị điều khiển bởi các nước phương Tây”, People Daily viết.

Theo tờ báo này, Mỹ và các nước phương Tây cố gắng làm giảm lợi thế chiến lược của Trung Quốc bằng cách tiêu thụ nguồn tài nguyên đất hiếm nhằm ngăn chặn sự phát triển hòa bình của Trung Quốc. Lượng tiêu thụ này không ai kiểm soát được và họ thậm chí còn dự trữ. Ngoài ra, nhiều công ty phương Tây còn né sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc bằng cách thành lập công ty liên doanh với các doanh nghiệp khai thác đất hiếm nội địa hoặc thâu tóm những doanh nghiệp này. Ngoài ra, Trung Quốc lâu này chưa nhận ra giá trị của nguồn tài nguyên đất hiếm và có niềm tin mù quáng vào thị phần lớn mình đang nắm giữ. Việc khai thác quá mức làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra, việc buôn lậu đất hiếm vô cùng nhức nhối, dẫn đến việc giảm chỉ tiêu xuất khẩu. Ước tính, khoảng 20.000 tấn đất hiếm bị xuất khẩu trái phép năm 2009, chiếm 1/3 tổng lượng đất hiếm xuất khẩu.

Trúc Quỳnh (Tổng hợp)/Báo Đất Việt
Advertisement

About nongdan24g

Nông dân 24giờ mỗi ngày cùng lao động tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, những hạt lúa thơm ngon, thực phẩm giàu dinh dưỡng ... và giàu lên nhờ nông nghiệp. Hãy ghé mỗi ngày tại www.nongdan24g.com để có tin nông nghiệp sản xuất mới nhất.
Bài này đã được đăng trong Giao thương, Nông dân 24G và được gắn thẻ , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s